Quảng Trị Tích Cực Giải Quyết Đầu Ra Cho Nguồn Lợi Thủy Sản

Tìm kiếm thị trường mới cũng như đầu tư chế biến tại chỗ đang được nhiều địa phương tại Quảng Trị tích cực thực hiện.
6 tháng đầu năm 2014, sản lượng đánh bắt khai thác thủy sản của Quảng Trị ước đạt 9.000 tấn, khai thác biển đạt trên 8.000 tấn, trong đó sản phẩm thủy sản khai thác chủ yếu là các loại có giá trị kinh tế cao như cá thu, cá ngừ, mực và các loại khác như cá cơm và ruốc.
Tuy nhiên giá cả những ngày gần đây có phần chững lại do thương lái nước ngoài tạm dừng thu mua khiến không ít ngư dân lo lắng.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị, thời gian gần đây, mặc dù giá thủy sản có thấp, đầu ra gặp nhiều khó khăn nhưng không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của bà con ngư dân. Nếu như trước đây 1kg cá cơm có giá 20.000 đồng thì hiện nay dao động ở mức 10.000-15.000 đồng/kg.
Sự ổn định về giá này có được chính là nhờ sự ra đời của hàng loạt lò hấp sấy cũng như đẩy mạnh phát triển các cơ sở chế biến nước mắm. Ngoài việc đáp ứng thị trường nội địa, Quảng Trị cũng đã và đang tìm kiếm thị trường mới như xuất khẩu qua Lào, Thái Lan và một số nước tiên tiến.
Tỉnh Quảng Trị hiện có trên 2.500 tàu thuyền với tổng công suất 65.761 mã lực trong đó có 175 tàu đánh bắt xa bờ. Sản lượng đánh bắt thủy sản trung bình mỗi năm đạt trên 18.000 tấn thì việc tìm kiếm thị trường mới cũng như đầu tư chế biến tại chỗ là một trong những hướng đi đúng nhằm hạn chế sự phụ thuộc, đồng thời từng bước hình thành khả năng đánh bắt và khai thác nguồn lợi thủy sản một cách bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Trà Vinh hiện có hơn 340 hecta rừng Phi lao phòng hộ ven biển, nằm trên địa bàn các xã: Trường Long Hòa, Hiệp Thạnh, Dân Thành, Đông Hải của huyện Duyên Hải và Mỹ Long Nam của huyện Cầu Ngang. Hiên nay hơn 28 hecta rừng phi lao tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải đang bị chết khô mà vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể và cách phòng trị.

Với cách làm nêu trên, thời gian qua huyện Quang Bình đã có những "bước đi" rất quyết đoán trong việc lãnh, chỉ đạo người nông dân phát triển sản xuất dựa trên những thế mạnh sẵn có của vùng theo mô hình cánh đồng mẫu "5 cùng", gồm: Cùng thời gian, cùng thời điểm, cùng giống, cùng chăm sóc và cùng thu hoạch.

Từ vụ lúa Hè thu năm 2011, tỉnh Trà Vinh đã triển khai thực hiện mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” (CĐML) ở địa bàn các huyện: Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè, Trà Cú và Cầu Ngang, với tổng diện tích hơn 2.700 hec-ta (ha); trong đó, diện tích mỗi mô hình từ 300 - 500ha. Qua các vụ sản xuất cho thấy, để CĐML ngày càng được mở rộng thì vấn đề đặt ra là giữa các “nhà” cần tạo dựng niềm tin lẫn nhau thì mô hình mới thật sự bền vững và lan rộng.

Ngày 21.6, tại xã Hoài Thanh Tây, Ban quản lý Dự án sinh kế nông thôn bền vững tỉnh phối hợp với UBND huyện Hoài Nhơn đã tổ chức hội thảo tổng kết mô hình thâm canh, phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa.

Với hơn 30 công ruộng, nhà lại ít người làm, nên hầu như vụ nào, gia đình ông Trần Din ở ấp Trà ông, xã Viên Bình, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cũng phải tốn rất nhiều chi phí mướn nhân công, từ khâu gieo sạ, cấy dặm, bón phân đến phun thuốc bảo vệ thực vật cho lúa.