Quảng Trị có hơn 200 ha tôm nuôi bị bệnh

Trong đó, nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi (39,16 ha) được xác định là do bệnh đầu vàng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, số còn lại hơn 160 ha chưa rõ nguyên nhân. Dự báo, trong thời gian tới dịch bệnh sẽ bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân phun hóa chất bao vây, khống chế dịch bệnh, hạn chế lây lan trên diện rộng. Khuyến cáo hộ nuôi không tiếp tục thả tôm khi mầm bệnh chưa được triệt tiêu. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNT đề nghị hỗ trợ 30 tấn Chlorine A để xử lý dập dịch, tiêu độc, khử trùng, cải tạo môi trường ao nuôi tôm...
Có thể bạn quan tâm

Ở VN, người dùng thịt gà có "gu" khác nước ngoài. Thịt chín phải có mùi thơm đặc trưng, vị ngọt, mịn và hơi dai.

Ở vùng biển Gò Công, các sân nghêu như mỏ "vàng trắng" mang lại cho người dân vùng biển cuộc sống sung túc. Song, những năm gần đây, người nuôi nghêu lại lo lắng mỗi khi vào mùa thu hoạch; nhiều người mất ăn, mất ngủ vì nghêu.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Bạc Liêu, do thời tiết trong tháng 5 có những diễn biến bất lợi, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ và độ mặn cao, làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, gây thiệt hại cho tôm nuôi.

Không như những năm trước, vụ nuôi thủy sản năm nay bà con ngư dân trên địa bàn huyện Quảng Điền đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do tình trạng nước lợ phục vụ nuôi trồng thủy sản bị ngọt hóa. Gần 644 ha tôm nuôi sau hai tháng chăm sóc không những không phát triển mà ngày càng còi cọc dần.

Từ ngày 11-5 đến ngày 20-5, hiện tượng tôm chết đột ngột ở Móng Cái (Quảng Ninh) khởi phát tại phường Hải Hòa với 39,94 ha/16 hộ dân. Trong số 3 mẫu tôm xét nghiệm dịch bệnh, kết quả cho thấy có 2 mẫu tôm bị nhiễm dịch bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, 1 mẫu bị nhiễm bệnh đốm trắng.