Quảng Trị có hơn 200 ha tôm nuôi bị bệnh

Trong đó, nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi (39,16 ha) được xác định là do bệnh đầu vàng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, số còn lại hơn 160 ha chưa rõ nguyên nhân. Dự báo, trong thời gian tới dịch bệnh sẽ bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân phun hóa chất bao vây, khống chế dịch bệnh, hạn chế lây lan trên diện rộng. Khuyến cáo hộ nuôi không tiếp tục thả tôm khi mầm bệnh chưa được triệt tiêu. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNT đề nghị hỗ trợ 30 tấn Chlorine A để xử lý dập dịch, tiêu độc, khử trùng, cải tạo môi trường ao nuôi tôm...
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Tiền Giang đang nhân rộng mô hình cá + lúa trên ruộng tại các huyện đầu nguồn phía Tây: Cai Lậy, Cái Bè... Đây là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao, đạt lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/ha đồng thời mở ra hướng khả thi trong thực hiện mục tiêu “chung sống với lũ” bền vững, giúp nông dân an cư lạc nghiệp.

Được sự giới thiệu của cán bộ phường Bắc Sơn (TP Uông Bí - Quảng Ninh) chúng tôi tìm tới gia đình anh Trịnh Hữu Hiền ở khu 6, một thanh niên trẻ tiên phong nuôi chim trĩ ở địa phương.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) vừa kiến nghị Chính phủ quy định xuất khẩu cá tra là ngành sản xuất đặc thù và có điều kiện nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành thủy sản xuất khẩu quan trọng này.

Ninh Phước có tổng diện tích tự nhiên 342,3 km2, trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp hàng năm có gần 26.000 ha. Xác định vai trò quan trọng của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn trong cơ cấu kinh tế, những năm qua Ninh Phước đã thực hiện nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi đạt hiệu quả, năng suất cao.

Hơn phân nửa số người nuôi cá tra ở tỉnh An Giang hiện nay đành chấp nhận treo ao, số còn lại một phần đang thoi thóp đeo bám nghiệp nuôi cá tra và có một số người đã đem con cá lóc về nuôi ngay trong ao cá tra với hy vọng làm giảm bớt khoản nợ nần từ nghề nuôi cá tra trước đó để lại.