Quảng Trị có hơn 200 ha tôm nuôi bị bệnh

Trong đó, nguyên nhân dịch bệnh ở một số hồ nuôi (39,16 ha) được xác định là do bệnh đầu vàng, hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính, số còn lại hơn 160 ha chưa rõ nguyên nhân. Dự báo, trong thời gian tới dịch bệnh sẽ bùng phát trên diện rộng, gây thiệt hại lớn cho người nuôi tôm.
UBND tỉnh Quảng Trị chỉ đạo ngành nông nghiệp, các địa phương và người dân phun hóa chất bao vây, khống chế dịch bệnh, hạn chế lây lan trên diện rộng. Khuyến cáo hộ nuôi không tiếp tục thả tôm khi mầm bệnh chưa được triệt tiêu. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã có văn bản gửi Bộ NN&PTNT đề nghị hỗ trợ 30 tấn Chlorine A để xử lý dập dịch, tiêu độc, khử trùng, cải tạo môi trường ao nuôi tôm...
Có thể bạn quan tâm

Ông Lê Văn Hoàng, ở ấp Phú Long A - xã Phú Khánh (Thạnh Phú - Bến Tre), có kinh nghiệm nuôi gà ta thả vườn gần 4 năm nay. Trước đây, với ý định nuôi gà ta nhỏ lẻ để bán cho bà con trong xóm nên ông chỉ nuôi trên 30 con. Thấy có hiệu quả kinh tế, ông bắt đầu tăng số gà nuôi.

Bằng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, huyện, vụ hè thu và vụ thu đông, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã cung ứng 4.800 kg giống lúa chất lượng cao gồm: OM 4900, OM 10041, OM 6976 và OM 8017 cho các xã Phong Mỹ, Ba Sao, Tân Nghĩa, Mỹ Thọ, Phương Trà và Gáo Giồng để nhân giống trên diện tích 40 ha.

116 hộ dân tham gia mô hình nuôi bò vàng thuần chủng do Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Than Uyên (Lai Châu) đã triển khai đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần đổi thay nếp nghĩ, cách làm của người chăn nuôi.

Nhiều nông dân thu hoạch lúa hè thu trễ ở miền Tây Nam Bộ thu lợi nhuận khá lớn. Ông Trần Thanh Mẫn trồng 5 ha lúa ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng - cho biết: “Mới tuần trước tôi thu hoạch lúa hè thu bán ngay tại ruộng 5.000 đồng/kg, nay lúa đã tăng lên 5.100 đồng/kg đã làm mất một số tiền không nhỏ”. Dù bán lúa sớm mất tiền nhưng ông Mẫn vẫn thu được 15 triệu đồng/ha, cao hơn rất nhiều so với những nông dân đã thu hoạch hơn 1 tháng trước đây.

Hiện nay, huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đẩy mạnh việc ứng dụng và trồng nhãn chín muộn với thời gian chín muộn hơn nhãn chính vụ 1 tháng, qua đó giá trị đã được nâng lên rõ rệt.