Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Tín Chọn Cây Trồng Chủ Lực Để Xóa Đói Giảm Nghèo

Quảng Tín Chọn Cây Trồng Chủ Lực Để Xóa Đói Giảm Nghèo
Ngày đăng: 27/02/2014

Rà soát lại lĩnh vực nông nghiệp gắn với mục tiêu phát triển bền vững các thôn, bon, trên cơ sở đó có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phù hợp là cách mà xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) đang triển khai nhằm giúp nhân dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu một cách bền vững.

Trên cơ sở, tiềm năng, lợi thế trong phát triển nông nghiệp, từ năm 2011 đến nay, xã Quảng Tín đã tiến hành xác định lại cơ cấu cây trồng, trong đó chọn hai loại cây trồng chủ lực là cà phê và điều. Riêng đối với cây điều, xã vẫn khuyến khích nông dân đầu tư thâm canh vì địa hình, đất đai, khí hậu của xã khá phù hợp.

Lí do khác là cây điều cơ bản thích ứng với khả năng, kỹ thuật canh tác của người dân, nhất là các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, xã đưa ra chủ trương vận động nhân dân  ở 4 bon đồng bào dân tộc và một số khu vực khác thực hiện chuyển đổi những diện tích điều quá già cỗi, nhiều sâu bệnh còn những diện tích còn lại thì tập trung đầu tư, tăng năng suất. Ở những khu vực còn lại có lợi thế về nguồn nước thì đầu tư thâm canh cà phê.

Từ chỗ xác định rõ hai loại cây trồng chủ lực, xã đã tích cực phối hợp với  ngành nông nghiệp mở các lớp tập huấn về ứng dụng khoa học kỹ thuật cho cà phê, điều; tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp để xây dựng các mô hình, các cuộc hội thảo giúp bà con có cơ hội tiếp cận, ứng dụng khoa học vào sản xuất. Vì thế, những năm gần đây, năng suất sản lượng cà phê, điều trên địa bàn đều tăng lên.

Chị Thị Hiền ở bon Ol Bu Tung cho biết: “Trước đây, tôi trồng điều nhưng hầu như không chăm sóc, bón phân gì cả. Nhưng hiện nay, nhờ tích cực tham gia các lớp tập huấn của xã về kỹ thuật chăm sóc cho cây điều mà tôi đã biết cách bón phân, phòng chống các bệnh như sâu đục thân, nấm cho khoảng 1.000 cây điều.

Chính vì thế năng suất cũng tăng bình quân từ 1- 1,5 tạ/ha. Nhờ có thu nhập khá ổn định từ vườn điều mà nhiều năm nay, chị Thị Hiền đã thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã, các con chị cũng được chăm sóc, học hành tốt.

Cùng với việc giúp nông dân tăng thu nhập từ cây điều, biết cách phòng, chống các loại dịch bệnh phát sinh thì đối với cây cà phê, việc ổn định năng suất được xã coi trọng. Theo đó, những kỹ thuật về bón các loại phân hợp lý, cân đối, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách được địa phương phối hợp với ngành nông nghiệp phổ biến rộng rãi tới người dân.

Theo ông Lê Văn Trung, ở thôn 3 thì ngoài việc trồng cà phê theo hướng bền vững, gia đình cũng đã chú trọng vào việc trồng mít để che bóng, làm hàng rào cản gió. Đồng thời, ông còn biết sử dụng các loại phân bón theo mùa nắng, mưa nên cà phê luôn đạt năng suất ổn định ở mức 4 tấn/ ha, cuộc sống gia đình luôn được đảm bảo.

Theo báo cáo của UBND xã Quảng Tín thì xã hiện có gần 2.700 ha cà phê kinh doanh và hơn 1.100 ha điều. Riêng năm 2013, sản lượng cà phê toàn xã đạt 8.175 tấn, tăng 273 tấn và sản lượng điều là  1.774 tấn, tăng 178 tấn so với năm 2013. Trong khi đó, diện tích hai loại cây này cơ bản ổn định, rất ít diện tích trồng mới trong mấy năm gần đây. Từ đây, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã hiện giảm xuống chỉ còn 8,75%, giảm 1,35% so với năm 2012.

Nói về những định hướng lớn trong năm 2014 và những năm tiếp theo, ông Phan Thành Đạt, Chủ tịch UBND xã cho biết: “Nếu cây điều cần ít nước thì cà phê lại phải có đủ nước. Do đó, xã sẽ chú trọng vào việc ưu tiên các nguồn vốn để cùng với đơn vị quản lý công trình thủy lợi sử dụng hiệu quả các công trình hồ, đập chứa nước hiện có trên địa bàn. Bên cạnh đó xã cũng xin chủ trương đầu tư xây dựng mới từ 1-2 công trình thủy lợi nữa để đảm bảo chủ động nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp”.


Có thể bạn quan tâm

Nâng Cao Giá Trị Thương Phẩm Cho Tôm Càng Xanh Nâng Cao Giá Trị Thương Phẩm Cho Tôm Càng Xanh

Mô hình lúa - tôm càng xanh trong mùa mưa trên các vùng đất chuyển dịch tôm - lúa cho kết quả khá tốt. Nhiều hộ dân huyện Thới Bình (Cà Mau) thu nhập thêm hàng chục triệu đồng từ con tôm càng xanh trước khi chuyển sang nuôi tôm sú vụ chính năm sau, đời sống cũng được cải thiện nhiều mặt nên bà con rất phấn khởi. Ðây là mô hình canh tác có nhiều triển vọng bền vững!

30/01/2015
Hưng Yên Tổ Chức Hội Thi Gà Đông Tảo Hưng Yên Tổ Chức Hội Thi Gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo là loại gà đặc sản của tỉnh Hưng Yên có những ưu điểm nổi bật, gà to, lớn (từ 3kg đến 6kg) thịt ngon, chân to đang được nuôi nhiều ở xã Đông Tảo và nhiều địa phương trong tỉnh Hưng Yên. Hiện có hơn 90% số hộ ở xã Đông Tảo nuôi gà Đông Tảo; trong đó, có 400 hộ nuôi quy mô lớn. Nghề nuôi gà Đông Tảo đã mang lại cho nguồn thu nhập cho nhân dân xã Đông Tảo Hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

30/01/2015
Gà Đông Tảo Dễ Nuôi, Giá Cao Gà Đông Tảo Dễ Nuôi, Giá Cao

Những ngày cuối năm, điện thoại của bà Hoa reo liên tục bởi khách đặt mua gà Đông Tảo. Trên website trang trại rắn mối - gà Đông Tảo do con trai bà Hoa điều hành từ TP. Hồ Chí Minh cũng đắt khách không kém. Bà Hoa cho biết, bà vừa đóng hàng gửi đi Cà Mau, Bạc Liêu và TP. Hồ Chí Minh với số lượng 45 con gà Đông Tảo. Với giá 500.000 đồng/con gà giò và 6 triệu đồng/con gà cồ giống 6 tháng tuổi, bà đã thu về gần 30 triệu đồng...

30/01/2015
Người Dân Là Nòng Cốt Trong Phòng, Chống Dịch Bệnh Người Dân Là Nòng Cốt Trong Phòng, Chống Dịch Bệnh

Trong khi công tác phòng dịch cúm gia cầm được ngành chức năng và các địa phương nỗ lực thực hiện, thì tại một số địa phương, người dân vẫn vứt xác gia cầm chết xuống sông. Việc làm thiếu ý thức này không chỉ gây ô nhiễm môi trường, mà còn là tác nhân lây lan dịch bệnh.

30/01/2015
Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao Măng Tây Xanh Cây Trồng Cho Thu Nhập Cao

Sau 8 tháng đưa giống cây măng tây xanh về trồng thử nghiệm tại thôn Trước, xã Tự Lạn (Việt Yên, Bắc Giang), mô hình này của Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Bắc Giang được nhiều người đánh giá là giống cây trồng mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

30/01/2015