Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá song giống của cả nước
Tại buổi đón tiếp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long đã giới thiệu các điều kiện tự nhiên, thế mạnh trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh. Riêng đối với cá song, trong điều kiện tự nhiên của vùng biển Quảng Ninh, cá song phát triển tốt và là nguồn lợi thuỷ sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân.
Vì vậy, bên cạnh việc ông Tai Kun Stai - chuyên gia hàng đầu về lai tạo cá song giống của Đài Loan sang khảo sát và hỗ trợ kỹ thuật cho Đề tài lai tạo giống cá song hiếm là cá song vang và cá song đầu búa thì tỉnh Quảng Ninh cũng rất hoan nghênh ông đến đầu tư tại Quảng Ninh. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về vị trí, địa điểm đầu tư và các thủ tục hành chính để dự án được triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Được biết, đây là đề tài khoa học nằm trong khuôn khổ dự án đổi mới công nghệ quốc gia nhằm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong việc xây dựng vùng sản xuất cá song giống tập trung lớn nhất trong cả nước.
Theo đó, Quảng Ninh có những điều kiện tự nhiên phù hợp để xây dựng và hình thành trung tâm sản xuất cá song giống lớn nhất cả nước. Đây cũng là tiền đề quan trọng để phát triển thành vùng nuôi cá song trọng điểm của cả nước, phục vụ xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Hơn 100 hộ dân của 2 xã Đông và Lơ Ku (huyện Kbang, Gia Lai) khốn đốn khi trồng giống ngô NK67 không có hạt, hoặc có hạt nhưng nảy mầm, ra rễ…

Theo thống kê, tổng diện tích vườn cây ăn trái huyện Châu Thành gần 6.500ha. Trong đó, có trên 3.500ha nhãn bị bệnh chổi rồng (với 12.084 hộ bị thiệt hại). Đến nay, các địa phương đã cấp phát tiền hỗ trợ người dân có nhãn bị bệnh chổi rồng đợt 2, với tổng số tiền hỗ trợ gần 16,8 tỷ đồng.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) sản xuất lúa gạo của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, giá vật tư đầu vào cao làm tăng giá thành sản phẩm, thu nhập của người sản xuất giảm.

Hiện nay, xu hướng tiêu thụ các sản phẩm thủy sản từ nuôi trồng ngày càng tăng khiến ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành sản xuất quan trọng, cung cấp thực phẩm từ thủy sản cho một lượng dân số ngày càng tăng.

Sau hơn 30 năm thực hiện khá thành công chương trình “Zebu hóa”, với kết quả tỉ lệ bò lai Zebu chiếm 86% tổng đàn, từ năm 2011 huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã tiếp tục tạo hướng chăn nuôi bò chuyên thịt bằng giống mới Drought Master, là giống bò thuần siêu thịt có nguồn gốc từ Úc. Đến nay, hiệu quả của chương trình này đã được khẳng định.