Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm sản xuất cá song giống của cả nước
Tại buổi đón tiếp, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Long đã giới thiệu các điều kiện tự nhiên, thế mạnh trong phát triển nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh Quảng Ninh. Riêng đối với cá song, trong điều kiện tự nhiên của vùng biển Quảng Ninh, cá song phát triển tốt và là nguồn lợi thuỷ sản, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngư dân.
Vì vậy, bên cạnh việc ông Tai Kun Stai - chuyên gia hàng đầu về lai tạo cá song giống của Đài Loan sang khảo sát và hỗ trợ kỹ thuật cho Đề tài lai tạo giống cá song hiếm là cá song vang và cá song đầu búa thì tỉnh Quảng Ninh cũng rất hoan nghênh ông đến đầu tư tại Quảng Ninh. Tỉnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về vị trí, địa điểm đầu tư và các thủ tục hành chính để dự án được triển khai nhanh nhất, hiệu quả nhất.
Được biết, đây là đề tài khoa học nằm trong khuôn khổ dự án đổi mới công nghệ quốc gia nhằm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao trong việc xây dựng vùng sản xuất cá song giống tập trung lớn nhất trong cả nước.
Theo đó, Quảng Ninh có những điều kiện tự nhiên phù hợp để xây dựng và hình thành trung tâm sản xuất cá song giống lớn nhất cả nước. Đây cũng là tiền đề quan trọng để phát triển thành vùng nuôi cá song trọng điểm của cả nước, phục vụ xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Hồ tiêu Quảng Trị có thương hiệu bởi chất lượng, nhưng thứ cây truyền thống hiệu quả kinh tế cao này đang thối gốc, héo lá rồi chết hàng loạt khiến người làm vườn như ngồi trên đống lửa vì không có cách chữa trị.

Tháng tư trời nắng như đổ lửa, trên những ruộng dưa hấu ở các đội Sao Vàng, Truyền Thống, thị trấn Việt Trung (Bố Trạch - Quảng Bình), bà con nông dân đang hối hả thu hoạch vụ mùa, chính trong năm. Thời điểm này, điệp khúc “được mùa mất giá” đang hiện hữu nơi đây khi giá dưa hấu đã tụt hơn một nửa so với năm ngoái, đồng thời một số chủ ruộng dưa lâm vào hoàn cảnh dở khóc dở cười vì thương lái “bỏ của chạy lấy người”...

Chủ nhiệm Hợp tác xã Hòa Lộc (xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, Tiền Giang) Nguyễn Thành Nhơn cho biết vụ xoài thu hoạch sớm năm nay nguồn cung không đủ cầu và có giá cao kỷ lục.

Thực hiện chuyển đổi giống cây trồng trên vùng đất sản xuất kém hiệu quả, đang được người dân các địa phương trong tỉnh quan tâm áp dụng. Mới đây người dân thị trấn Lương Sơn, huyện Bắc Bình (Bình Thuận) đã thử nghiệm trồng giống táo dây xanh trên vùng đất khô hạn, bạc màu, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ.

Cam Lộ (Quảng Trị) là một huyện trung du, có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, thủy văn và các vùng sinh thái khác nhau thích ứng cho quá trình đa dạng hóa nông nghiệp, trong đó lợi thế nhất là đồng cỏ để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Thực tế trong những năm qua, với sự tác động tích cực của các chính sách hỗ trợ của huyện, tỉnh, nông dân trong huyện đã khai thác được thế mạnh về đất đai và lao động đưa lại hiệu quả khá cao trong sản xuất cây công nghiệp ngắn, dài ngày và chăn nuôi trâu bò đàn.