Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quảng Ngãi Ra Mắt Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân

Quảng Ngãi Ra Mắt Quỹ Hỗ Trợ Ngư Dân
Ngày đăng: 15/08/2011

Chiều ngày 11/8/2011, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức lễ ra mắt Quỹ Hỗ trợ ngư dân. Đây là tỉnh đầu tiên trong cả nước thành lập quỹ này để chia sẻ khó khăn cho ngư dân khi gặp rủi ro, tai nạn trên biển.

Quảng Ngãi là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực khai thác, phát triển kinh tế biển, sản lượng khai thác bình quân trên 100.000 tấn/năm, với hơn 5.630 chiếc tàu đánh cá, tổng công suất 540.000CV và trên 4 vạn lao động trực tiếp sản xuất trên biển.

Quảng Ngãi cũng là tỉnh có đội tàu đánh bắt xa bờ thuộc loại nhiều nhất cả nước. Đây cũng là địa phương có số trường hợp phương tiện và ngư dân bị tai nạn do thiên tai, bị tàu lạ đâm chìm và nước ngoài bắt giữ cao nhất cả nước.

Từ năm 2005 đến nay, tỉnh này có 408 tàu bị chìm và 137 tàu bị hư hỏng, làm 115 người chết và 38 người bị thương vì thiên tai; 144 tàu/1.116 ngư dân bị nước ngoài bắt giữ... Vì vậy, từ khi tỉnh Quảng Ngãi có chủ trương thành lập quỹ này, ngư dân rất trông đợi.

Do nguồn lợi thủy sản ven bờ ngày càng cạn kiệt, hiệu quả khai thác ngày càng giảm nên ngư dân phải vươn ra khơi xa (điều này phù hợp với chủ trương của Chính phủ và ngành thủy sản). Nhưng càng vươn ra khơi xa thì sự rủi ro do thiên tai, bị tàu lạ đâm chìm, bị nước ngoài bắt giữ ngày càng nhiều. Hoàng Sa là ngư trường quen thuộc, không thể thiếu của một bộ phận ngư dân Quảng Ngãi. Khai thác ở ngư trường Hoàng Sa, ngoài việc mưu sinh họ còn góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Chính điều này mà Trung Quốc đã tăng cường tuần tra, bắt giữ, tịch thu phương tiện và xử phạt rất nặng ngư dân Quảng Ngãi khai thác thủy sản ở vùng biển Hoàng Sa.

Những năm gần đây, Chính phủ và UBND tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân. Nhưng ngân sách nhà nước có hạn nên mức hỗ trợ không đủ để ngư dân khôi phục lại phương tiện sản xuất. Hơn nữa, do nhiều ràng buộc về thủ tục hành chính nên số ngư dân được hưởng chính sách hỗ trợ của nhà nước chiếm tỷ lệ rất thấp so với số người bị nạn, và thời gian từ khi bị nạn đến khi nhận được tiền hỗ trợ rất dài, thường từ 4 đến 6 tháng, cá biệt có trường hợp kéo dài cả năm, nên đã mất đi ý nghĩa nhân đạo và tính kịp thời của chính sách. Vì vậy, việc thành lập “Quỹ hỗ trợ ngư dân” để huy động sự đóng góp tài chính của cả cộng đồng trong việc giúp đỡ ngư dân vượt qua cơn hoạn nạn trong lúc này là hết sức cần thiết và cấp bách.

Ông Phan Huy Hoàng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Ngãi, một trong những người trực tiếp tham gia vận động thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân cho biết: Sau khi tiếp nhận chỉ đạo từ UBND tỉnh, Sở đã chỉ đạo cho bộ phận liên quan khẩn trương triển khai làm các thủ tục theo quy định. Tuy nhiên do một số nguyên nhân khách quan, nên việc thành lập bị chậm trễ. Việc thành lập Quỹ hỗ trợ ngư dân sẽ thu hút được nguồn lực tài chính của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đóng trên địa bàn tỉnh, các cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu thủy sản, các chủ tàu cá và toàn thể ngư dân; hỗ trợ kịp thời cho những ngư dân tỉnh Quảng Ngãi khi bị thiệt hại do thiên tai gây ra hoặc khi bị tàu lạ đâm chìm, bị bắt giữ, tịch thu phương tiện sản xuất… khi đang khai thác thuỷ sản trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam và các vùng biển hợp pháp khác, nhằm giúp họ sớm ổn định cuộc sống, khôi phục lại phương tiện sản xuất, tiếp tục ra khơi bám biển, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Mong muốn của hàng vạn ngư dân Quảng Ngãi là sau khi được chính thức đi vào hoạt động, Quỹ hỗ trợ thật sự là “người bạn đồng hành” của ngư dân trong việc bám biển để ổn định cuộc sống, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ông Phùng Đình Toàn, Phó chủ tịch Hội Nghề cá Quảng Ngãi cho biết: Hiện đã có 8 doanh nghiệp và 2 cá nhân cam kết ủng hộ cho Quỹ, với tổng số tiền trên 2,365 tỉ đồng. Trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) Quảng Ngãi ủng hộ 1 tỉ đồng, Tổng công ty thép Việt Nam 1 tỉ đồng.


Có thể bạn quan tâm

Lý Sơn (Quảng Ngãi) Tập Trung Sản Xuất Vụ Hành Chính Trong Năm Lý Sơn (Quảng Ngãi) Tập Trung Sản Xuất Vụ Hành Chính Trong Năm

Sau khi thu hoạch xong tỏi đông xuân 2013-2014, bà con nông dân huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đã khẩn trương bắt tay vào sản xuất gần 80 ha hành tháng 2 âm lịch. Đây là một trong những vụ hành chính vụ được bà con nông dân trên đảo kỳ vọng.

22/04/2014
Ninh Thuận Triển Vọng Cây Râu Mèo Ninh Thuận Triển Vọng Cây Râu Mèo

Cây râu mèo là vị thuốc đông y có tác dụng điều trị bệnh sỏi thận, tăng bài tiết, hạ đường huyết… Râu mèo được trồng nhiều tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Theo Viện Dược liệu, hằng năm nước ta nước phải nhập khẩu hàng chục tấn dược liệu cây râu mèo từ Trung Quốc, Campuchia.

22/04/2014
Bỏ Phố Về Quê Làm Rau Sạch Bỏ Phố Về Quê Làm Rau Sạch

Sau ba năm cùng gia đình rời thành phố ồn ào, náo nhiệt về chốn miền quê làm rau sạch với hy vọng thoát nghèo, nhờ biết xác định đúng đối tượng cây, con cũng như biết áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nên đến nay, anh Khống Phúc Vịnh (phường Phước Hải, TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã khá thành công với mô hình này.

22/04/2014
Triển Khai Quy Chế Quản Lý Và Sử Dụng Nhãn Hiệu Tập Thể Khoai Lang Bình Tân Triển Khai Quy Chế Quản Lý Và Sử Dụng Nhãn Hiệu Tập Thể Khoai Lang Bình Tân

Sáng 16/4/2014, Hội Nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) tổ chức hội nghị triển khai quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “Khoai lang Bình Tân”. Đến dự có ông Nguyễn Đức Hạnh- Phó Trưởng Bộ môn Bảo quản và chế biến- Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương; lãnh đạo một số ban ngành huyện; các đơn vị và cá nhân có liên quan.

22/04/2014
Ký Kết Toàn Diện Về Phát Triển Cây Cao Su Ở Các Tỉnh Phía Bắc Ký Kết Toàn Diện Về Phát Triển Cây Cao Su Ở Các Tỉnh Phía Bắc

Sáng ngày 20/4, tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam đã tổ chức ký kết phương án chia sản phẩm giữa hộ gia đình, cá nhân góp quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh cao su với các Công ty cổ phần cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

22/04/2014