Quảng Ngãi cần quy hoạch vùng nuôi chim yến

Nuôi yến- “Người cười, kẻ khóc”
Theo thống kê của Sở NN&PTNT, nếu như năm 2013, toàn tỉnh chỉ có hơn 30 nhà nuôi, thì đến đầu năm 2015 con số này đã là 107 nhà. Nhà nuôi yến tập trung chủ yếu ở TP.Quảng Ngãi và một số huyện lân cận, với tổng đàn khoảng gần 18.000 con. Tuy nhiên, do việc nuôi hình thành tự phát, nằm xen lẫn trong khu dân cư nên gây ra tiếng ồn cho những hộ gia đình sống xung quanh.
Chỉ tay về phía một nhà nuôi yến, ông Võ Văn Lâm (57 tuổi), ở tổ 22, phường Trần Phú, TP. Quảng Ngãi, ngao ngán: “Cháu tôi mới 10 tháng tuổi, không lúc nào nó ngủ được tròn giấc cả, chỉ 10 – 15 phút lại quấy khóc. Trong bán kính vài chục mét mà có tới hai nhà nuôi chim yến, tờ mờ sáng là họ mở loa rồi. Người lớn như tôi cũng chịu không nổi huống chi là con nít. Dân ở đây đã nhiều lần kiến nghị, nhưng vẫn chưa thấy cơ quan nào đưa ra hướng xử lý. Những người nuôi thì có cơ hội làm giàu, còn chúng tôi ở gần đó thì ngày đêm liên tục bị tra tấn bởi âm thanh phát ra”, ông Lâm bức xúc.
Còn chị Lan thì không thể lượng trước sự việc khi thuê mặt bằng mở quán cà phê trên đường Trần Hưng Đạo lại ở cạnh ngôi nhà nuôi chim yến, Chị Lan cho biết, do quán nằm sát vách với một nhà nuôi yến nên khi kê bàn gần đó khách thường bảo là có mùi hôi. Buổi trưa, tuyệt nhiên quán không có khách, mặc dù quán rất mát. Có nhiều người mới vừa vào đã vội quay xe ra vì nghe tiếng loa kêu inh ỏi, mà buổi trưa trời lại nắng nóng thì ai mà ngồi nghỉ ngơi nói chuyện được. Doanh thu của quán vì thế mà bị ảnh hưởng rất lớn”, chị Lan chia sẻ.
Bên cạnh tiếng ồn phát ra từ thiết bị khuếch âm để dẫn dụ chim yến, những nhà nuôi yến còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh cho người và vật nuôi khác. Ông Nguyễn Văn Thuận – Chi cục phó Chi cục thú y tỉnh cho biết: Chim yến là một đối tượng vật nuôi đặc biệt, nếu chim mang mầm bệnh thì rất khó kiểm soát. Việc nuôi yến trong khu dân cư sẽ là một mối lo lớn khi xảy ra dịch bệnh.
Cần quy hoạch vùng nuôi
Năm 2013, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNNPTNT quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Cùng với đó, Sở NN&PTNT cũng có Công văn số 490/SNNPTNT về quản lý nuôi loài chim này trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Theo đó, hướng dẫn và giao nhiệm vụ cho phòng NN&PTNT các huyện, thành phố và các phòng, đơn vị trực thuộc Sở phối hợp triển khai thực hiện công tác quản lý nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện mới chỉ dừng lại ở việc thống kê, rà soát và nhắc nhở các chủ cơ sở đảm bảo công tác vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh. Đa số cơ sở, hộ nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh vẫn không đảm bảo các điều kiện theo quy định, đặc biệt là việc tổ chức nuôi nằm xen lẫn trong các khu dân cư đông đúc.
Ths. Đỗ Văn Chung - Phó trưởng Phòng Nông nghiệp (Sở NN&PTNT), cho biết: Hiện nay, việc dẫn dụ và gây nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh là tự phát, chưa có quy hoạch khu vực nuôi. Đa số các cơ sở, hộ nuôi chim yến ở xen lẫn trong khu dân cư, nhất là tại TP. Quảng Ngãi. Việc sử dụng băng đĩa để thu hút chim về làm tổ gây ô nhiễm âm thanh trong khu phố, đồng thời rất dễ gây lây lan dịch bệnh cho người và các loại vật nuôi khác. “Tất cả những giải pháp sẽ không thể hiệu quả nếu các nhà nuôi yến vẫn còn nằm trong các khu dân cư. Vậy nên việc quy hoạch các cơ sở nuôi chim yến là hết sức cần thiết”, ông Chung nói.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, nông dân trong huyện Long Mỹ (Hậu Giang) đã thu hoạch được gần 12.500ha lúa Thu đông, năng suất trung bình đạt 4,5 tấn/ha.

Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn (RAT) ấp Đai Tèn, xã Lương Hòa A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) thành lập năm 2010, có 56 thành viên tham gia, trên diện tích 12,5ha. THT chuyên canh tác các loại rau màu như: khổ qua, dưa leo, bầu, bí, ớt chỉ thiên… hàng năm đem về lợi nhuận cho các thành viên khoảng 200 triệu đồng/ha, từ đó đời sống kinh tế của các thành viên ngày càng ổn định.

Từ sau ngày hòa bình, nhiều gia đình ở vùng đồng bằng xã Hải Phú đã cơm đùm mắm muối phạt rừng tìm về K4 để khai phá. Ròng rã mấy chục năm bám trụ, cải tạo từng mét đất đầy đá sỏi, họ khắc trong mình niềm tin mãnh liệt rằng rồi đất sẽ hồi sinh… Và bây giờ đất K4 khắc nghiệt đã và đang mang lại những mùa no ấm. Dẫn chúng tôi thăm K4- được xem là vùng trọng điểm trồng cam ở Quảng Trị, ông Nguyễn Nhạc, Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phú cho biết: “Chính sự cần cù, nhẫn nại của những người nông dân ở vùng đồi K4 đã làm đất hồi sinh, cho quả ngọt lành. Anh nhìn đấy, toàn bộ khu triền đồi bên khe suối này giờ đã là bạt ngàn cây cam, đồi chè và nhiều loại cây ăn quả, hoa màu khác… Người lạc quan nhất cũng khó có thể tưởng tượng được giờ đây vùng đồi K4 đã trở nên trù phú thế này”.

Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.

Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.