Quảng Nam Tăng Cường Xử Lý Nuôi Tôm Lót Bạt Trên Vùng Cát Ven Biển

UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố ven biển tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong nuôi tôm lót bạt trên vùng cát ven biển tỉnh Quảng Nam.
Hiện nay, tại các địa phương ven biển, nhất là ở các xã Tam Tiến, Tam Hải, Tam Hòa (huyện Núi Thành); Bình Hải, Bình Nam (huyện Thăng Bình) tình trạng người dân chặt phá cây phi lao ven biển, phá vườn, dỡ nhà, dùng xe cơ giới để đào múc, san ủi, lót bạt, xây dựng các ao nuôi tôm một cách bừa bãi, gây hậu quả nghiêm trọng.
Việc phá vỡ chức năng phòng hộ ven biển đã làm cho nước biển dễ dàng xâm thực sâu vào đất liền; hiện tượng mặn hóa nguồn nước ngọt ngầm xảy ra và gây ô nhiễm môi trường (đất, nước) nghiêm trọng; tình trạng buông lỏng quản lý, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, vi phạm về bảo vệ môi trường, khai thác nước ngầm xảy ra nhiều nơi… gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Để chấn chỉnh tình hình trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu UBND các huyện, thành phố ven biển nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành vi chặt phá cây phi lao và các loại cây trồng khác ven biển, chuyển đổi đất vườn, đất ở để san ủi, đào ao lót bạt nuôi tôm.
Địa phương nào không kiên quyết xử lý ngăn chặn để phát sinh diện tích ao nuôi mới thì Chủ tịch UBND cấp huyện, xã nơi đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra việc cấp phép, xử lý tịch thu các loại xe ủi, xe múc đang hoạt động hoặc di chuyển vào địa bàn các xã trên để san ủi làm ao nuôi tôm.
Công ty Điện lực Quảng Nam tạm ngừng cung cấp điện cho các hộ nuôi tôm trái phép dọc đường Thanh niên ven biển thuộc địa bàn các xã Bình Hải, Bình Nam (huyện Thăng Bình), Tam Tiến, Tam Hòa, Tam Hải (huyện Núi Thành) và các hộ nuôi tôm tại Bãi Nờm xã Tam Hải. Kể từ ngày 1/1/2014, Công ty Điện lực Quảng Nam chỉ thực hiện cung cấp điện cho các hộ có phương án kỹ thuật nuôi và xử lý môi trường đối với các ao nuôi lót bạt (vùng triều và vùng cát ven biển) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định.
UBND tỉnh Quảng Nam cũng yêu cầu UBND các huyện, thành phố ven biển tăng cường kiểm tra, có biện pháp kiên quyết xử lý nghiêm các hộ nuôi tôm trái phép; tuyệt đối không để tình trạng người dân tự ý đào ao nuôi tôm trái phép tiếp tục xảy ra trên địa bàn.
Đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã thông báo đến từng hộ dân, kể từ ngày 1/1/2014 tất cả các hộ nuôi tôm lót bạt trên địa bàn tỉnh (vùng ven biển và vùng triều ven sông) phải theo đúng quy hoạch, phải có phương án kỹ thuật nuôi và xử lý môi trường được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và cho phép nuôi mới được tổ chức triển khai nuôi tôm theo quy định.
Có thể bạn quan tâm

Bà con nông dân Đồng bằng Bắc Bộ đang lo ngại đợt sâu cuốn lá mới tiếp tục gây hại trên diện tích lúa mùa.

Trên địa bàn tỉnh ta, thời gian qua, các chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn được triển khai sâu rộng và luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Nhờ đó nguồn vốn vay được đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển sản xuất của các hộ dân, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, thu nhập cho nhân dân nhất là địa bàn các xã vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng nông thôn mới.

Phát triển rộng khắp ở cả khai thác lẫn chế biến hải sản, nghề cá ở xã ven biển xã Duy Hải (Duy Xuyên) đã giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho người dân.

Thực hiện Công điện số 09/CĐ-UBND ngày 30-7-2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa năm 2015. Thời gian qua, toàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra tình hình sâu bệnh và đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ. Trong đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tăng cường kiểm tra, đôn đốc phòng trừ sâu bệnh trên địa bàn các huyện, thành, thị từ ngày 30/7 - 7/8, làm việc cả thứ 7, chủ nhật.

Bán một sọt ổi không đủ ăn tô phở, bán một sọt chanh không đủ tiền mua ổ bánh mì, khoai lang bỏ đống ngoài đồng, thanh long bán rẻ như cho… là tình cảnh của nông dân ĐBSCL hiện nay. Không phải từ bây giờ, mà tín hiệu trục trặc của thị trường nông sản và điểm yếu trong kết nối cung - cầu của nó đã bộc lộ nhiều năm qua.