Quảng Nam quy hoạch 19.000 ha trồng sâm Ngọc Linh

Theo đó, tỉnh Quảng Nam đầu tư 1.000 tỷ, còn lại là vốn của các doanh nghiệp nhằm mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông; Xây dựng nhà bảo tàng trưng bày sâm Ngọc Linh và Trung tâm nghiên cứu di thực cây sâm Việt Nam; Xây dựng quần thể du lịch hai huyện Nam Trà My và Tu Ma Rông, tỉnh Kon Tum.
Được biết, hiện tại vùng sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đang bảo tồn và phát triển với hơn 650.000 cây sâm ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, huyện hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đến khảo sát vùng trồng sâm đồng thời quy hoạch phát triển hạ tầng vùng sâm. Huyện cũng mong muốn các ban ngành của tỉnh, Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng trên vùng sâm nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển trồng sâm Ngọc Linh./.
Có thể bạn quan tâm

Đồng thời, tiếp tục hỗ trợ hệ thống nhân giống đạt chuẩn với mục tiêu cung cấp 100% số hộ tham gia sử dụng giống lúa cấp xác nhận và ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo VietGAP; hướng tới xây dựng mối liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa ổn định.

Vụ đông 2013, Trạm khuyến nông Hạ Hoà phối hợp với Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ xây dựng, trình diễn mô hình cánh đồng mẫu trồng bí xanh an toàn và mô hình sản xuất nấm, mộc nhĩ.

Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và PTNT), trong tháng 12/2013 do ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ mạnh, ở các tỉnh miền núi phía Bắc xuất hiện rét đậm, rét hại, một số vùng xuất hiện tuyết rơi, sương muối nhiệt độ xuống dưới 3 độ C.

Qua đánh giá, năng suất lúa trình diễn trong dự án đạt từ 6 - 7 tấn/ha. Quy trình canh tác sử dụng 100% hữu cơ nhằm đảm bảo an toàn cho người trực tiếp sản xuất và người tiêu dùng, đảm bảo đạt chất lượng xuất khẩu.

Nấm linh chi lâu nay được người dân ví như một trong những loại thảo dược quý nên đang là sản phẩm “hot” trên thị trường. Nắm bắt được nhu cầu đó, Công ty CP Chế biến lâm sản Hương Giang đã tận dụng mùn cưa để sản xuất sản phẩm mang thương hiệu nấm linh chi “Made in Huế”.