Quảng Nam quy hoạch 19.000 ha trồng sâm Ngọc Linh

Theo đó, tỉnh Quảng Nam đầu tư 1.000 tỷ, còn lại là vốn của các doanh nghiệp nhằm mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông; Xây dựng nhà bảo tàng trưng bày sâm Ngọc Linh và Trung tâm nghiên cứu di thực cây sâm Việt Nam; Xây dựng quần thể du lịch hai huyện Nam Trà My và Tu Ma Rông, tỉnh Kon Tum.
Được biết, hiện tại vùng sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đang bảo tồn và phát triển với hơn 650.000 cây sâm ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, huyện hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đến khảo sát vùng trồng sâm đồng thời quy hoạch phát triển hạ tầng vùng sâm. Huyện cũng mong muốn các ban ngành của tỉnh, Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng trên vùng sâm nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển trồng sâm Ngọc Linh./.
Có thể bạn quan tâm

Trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường, huyện Thăng Bình đã có nhiều nỗ lực xúc tiến thương mại, hỗ trợ cải tiến thiết bị sản xuất, nhằm hỗ trợ phát triển làng nghề nước mắm Cửa Khe (thôn 6, xã Bình Dương).

Góp phần thực hiện tiêu chí về điện trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương, Công ty Điện lực Quảng Nam đã nỗ lực đầu tư gần 400 tỷ đồng từ các nguồn vốn vay ADB, KFW, ADB mở rộng để cải tạo, nâng cấp, mở rộng hệ thống lưới điện.

Kinh tế vườn, kinh tế trang trại (KTV, KTTT) được xem là hướng đi quan trọng để tạo bước đột phá trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn như kỳ vọng.

Cùng với cải hoán, nâng cấp cho tàu cá, ngư dân trên địa bàn tỉnh ưu tiên gia cố, bọc thép thân tàu để thực hiện việc bám biển đi đôi với bảo vệ chủ quyền lãnh hải được hiệu quả hơn.

UBND tỉnh vừa có ý kiến chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan phải đảm bảo cho các khu công nghiệp dệt may (KCNDM) trên địa bàn tỉnh phát triển theo hướng bền vững.