Quảng Nam quy hoạch 19.000 ha trồng sâm Ngọc Linh

Theo đó, tỉnh Quảng Nam đầu tư 1.000 tỷ, còn lại là vốn của các doanh nghiệp nhằm mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông; Xây dựng nhà bảo tàng trưng bày sâm Ngọc Linh và Trung tâm nghiên cứu di thực cây sâm Việt Nam; Xây dựng quần thể du lịch hai huyện Nam Trà My và Tu Ma Rông, tỉnh Kon Tum.
Được biết, hiện tại vùng sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đang bảo tồn và phát triển với hơn 650.000 cây sâm ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, huyện hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đến khảo sát vùng trồng sâm đồng thời quy hoạch phát triển hạ tầng vùng sâm. Huyện cũng mong muốn các ban ngành của tỉnh, Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng trên vùng sâm nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển trồng sâm Ngọc Linh./.
Có thể bạn quan tâm

Để khai thác thêm giá trị trên một héc-ta nuôi trồng thủy sản, thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Hoằng Hóa và xã Hoằng Yến, các vụ nuôi tôm vừa qua, nhiều chủ đồng đã phá thế độc canh tôm sú bằng cách nuôi xen canh hoặc luân canh đa thời vụ các đối tượng như tôm rảo, cua, cá và đưa một số đối tượng mới vào thả nuôi.

Hiện cây mía vào cuối giai đoạn đẻ nhánh, chuyển sang thời kỳ vươn lóng, quyết định đến năng suất từng ruộng mía, huyện đang chỉ đạo các HTX dịch vụ nông nghiệp cân đối nhu cầu phân bón, đấu mối với các doanh nghiệp để cung ứng kịp thời cho việc chăm sóc mía của bà con nông dân.

Những năm qua, mô hình kinh tế trang trại ở các địa phương trong tỉnh có bước phát triển khá, góp phần tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, hỗ trợ đắc lực cho các địa phương thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

13g ngày 26-8, tàu Hoàng Anh 01 - tàu cá vỏ thép - được tàu cứu hộ lai dắt về cảng Nha Trang do bị chết máy, sau 20 ngày xuất bến chuyến thứ 2.

Ngoài tác dụng giải nhiệt, mủ trôm còn có thể làm thuốc chữa bệnh về tiêu hóa và giúp ổn định đường huyết. Theo kết quả kiểm nghiệm sản phẩm mủ trôm của Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP HCM, hàm lượng magiê/100 g mủ trôm là 102 mg, kali là 360 mg, kẽm là 42 mg.