Quảng Nam quy hoạch 19.000 ha trồng sâm Ngọc Linh

Theo đó, tỉnh Quảng Nam đầu tư 1.000 tỷ, còn lại là vốn của các doanh nghiệp nhằm mở rộng, nâng cấp hệ thống giao thông; Xây dựng nhà bảo tàng trưng bày sâm Ngọc Linh và Trung tâm nghiên cứu di thực cây sâm Việt Nam; Xây dựng quần thể du lịch hai huyện Nam Trà My và Tu Ma Rông, tỉnh Kon Tum.
Được biết, hiện tại vùng sâm Ngọc Linh, tỉnh Quảng Nam đang bảo tồn và phát triển với hơn 650.000 cây sâm ở nhiều độ tuổi khác nhau.
Ông Hồ Quang Bửu, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam cho biết, huyện hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đến khảo sát vùng trồng sâm đồng thời quy hoạch phát triển hạ tầng vùng sâm. Huyện cũng mong muốn các ban ngành của tỉnh, Trung ương hỗ trợ đầu tư hạ tầng trên vùng sâm nhằm thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển trồng sâm Ngọc Linh./.
Có thể bạn quan tâm

Trước dự báo về tình hình diễn biến phức tạp của thời tiết, ngành chức năng tỉnh khuyến cáo nông dân ở những nơi có điều kiện thuận lợi có thể xuống giống lúa Đông xuân sớm hơn so với cùng kỳ nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt nguồn nước tưới và bị xâm nhập mặn.

Mùa mưa đến cũng là lúc nỗi lo về an toàn điện càng tăng khi mà nhiều đường dây điện hiện không còn đảm bảo, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng.

Thực phẩm Việt cần có chiến lược xây dựng thương hiệu để hội nhập sâu rộng, gắn kết chặt chẽ giữa chế biến với sản xuất nguyên liệu và thị trường.

Ngày 27-10, tại Hà Nội, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo quốc tế về chủ đề “ngành chăn nuôi Việt Nam trong hội nhập kinh tế và chia sẻ kinh nghiệm, định hướng tương lai”.

Kéo dài từ ngày 26-10 đến 2-11-2015 tại Công viên Xà No, thành phố Vị Thanh, nhưng chỉ qua 2 ngày, Hội chợ triển lãm giao lưu công nông nghiệp Hậu Giang 2015 đã vực dậy sức mua của người dân sau nhiều tháng trầm lắng.