Quảng Nam Phát Triển Mô Hình Nuôi Cá Lồng Bè Hướng Đến VietGAP

Quảng Nam có trên 5.000 ha ao nuôi thủy sản nước ngọt được nuôi theo nhiều hình thức như hộ gia đình, nuôi theo mô hình VAC, nuôi ghép nhiều loại cá...
Trong đó, huyện Đại Lộc có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích mặt nước lên đến 100 ha và 75 lồng bè. Hiện huyện Đại Lộc đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè hướng đến VietGap.
Thời gian qua, tận dụng diện tích lòng hồ đập Khe Tân, đập Trà Cân, bàu Sấu, Thạch Bộ, ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc đã triển khai mạnh mẽ nghề nuôi cá lồng bè. Nhờ đó đã làm tăng lợi nhuận cho người nuôi. Trong tổng số 75 lồng bè tại huyện Đại Lộc, hồ Khe Tân chiếm 54 lồng với năng suất bình quân 4 tấn/lồng/vụ.
Sản lượng toàn huyện là 600 tấn/75 lồng/năm, đem lại thu nhập bình quân mỗi lồng khoảng 120 triệu đồng/năm. Vì thế, nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè được xem là thế mạnh của huyện, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo bền vững.
Bên cạnh đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cũng đã phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam hỗ trợ cho người dân nuôi thí điểm mô hình cá điêu hồng theo tiêu chuẩn VietGAP ở hồ Khe Tân.
Theo đó, các hộ tham gia mô hình này được hỗ trợ 17.000 con cá giống và kinh phí đầu tư ban đầu cho 04 lồng nuôi (75 m3/lồng). Ngoài việc nhận được hỗ trợ về con giống và một phần kinh phí đầu tư, các hộ nuôi còn được tư vấn kỹ thuật bởi Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh.
Cũng trong huyện Đại Lộc, tại xã Đại Hiệp, một số hộ nuôi còn được hỗ trợ mô hình nuôi thí điểm cá lăng nha lồng bè trên đập Trà Cân với số lượng con giống lên đến 9.000 con.
Có thể bạn quan tâm

Dù mới "bén duyên" với vùng đất đồi gò tại Hà Nội được một thời gian ngắn, song với giá trị sản phẩm hàng hóa đạt 309 triệu đồng/ha, cây thanh long ruột đỏ (TLRĐ) đang phát huy lợi thế trên vùng đất đồi gò, bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Châu Thành (Hậu Giang) vốn có thế mạnh vườn cây ăn trái với diện tích hơn 9.000ha. Nhưng 3 năm trở lại đây diện tích và sản lượng có xu hướng giảm, trong đó nguyên nhân chính là do vườn bị lão hóa. Để từng bước khôi phục lại cây ăn trái truyền thống này, Châu Thành đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khôi phục, trong đó mô hình “Trồng bưởi thâm canh theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm” được đánh giá là biện pháp khả thi nhất.

Lũ rút cũng là lúc sông Cửu Long cho thấy sự hào phóng về các sản vật mùa nước nổi. Người dân vùng đồng bằng tranh thủ khai thác thủy sản đang vào độ “chạy” nhất với đủ mọi hình thức và dỡ chà là một trong những phương pháp thủ công độc đáo còn được áp dụng.

“Mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính và cá chép V1 đã đem laị hiệu quả kinh tế cao cho xã Mường Cang và xã Mường Than. Đó chính là cơ sở để huyện Than Uyên (Lai Châu) phát huy lợi thế mặt nước, đồng thời đưa ngành chăn nuôi thủy sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển nông nghiệp ở huyện” – Đó là nhận định của ông Mai Tiến Lực -Trạm trưởng Trạm khuyến nông huyện về mô “Nuôi cá thả ghép”.

Theo đánh giá của Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) tỉnh Khánh Hòa về việc triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu KH-CN vào thực tiễn năm 2013, đề tài “Bước đầu nghiên cứu ấp nuôi nhân tạo chim yến hàng Aerodramus Fuciphagus Amechanus làm cơ sở khoa học cho việc phát triển đàn yến trong nhà ở Khánh Hòa” đã được Công ty Yến sào Khánh Hòa triển khai ứng dụng vào thực tiễn cho kết quả rất tốt.