Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Trúng Đậm Nuôi Cua Trái Vụ

Sau khi hoàn thành khâu thu hoạch nuôi thủy sản nước lợ chính vụ, bà con ngư dân các xã Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng An, Quảng Phước và thị trấn Sịa của huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thả nuôi 210 ha cua trái vụ.
Nhờ yếu tố thời tiết thuận lợi, cùng với việc đẩy mạnh chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên cua phát triển khá tốt. Hiện nay bà con ngư dân đang tiến hành thu hoạch và đã thu hoạch được 852 tạ cua thịt trên 171 ha, bình quân mỗi kg cua thịt có giá bán trên thị trường từ 140.000đ đến 150.000đ. Sau khi trừ chi phí mỗi ha cho lãi ròng trên 30 triệu đồng.
Theo nhiều bà con ngư dân cho biết, nuôi cua trái vụ lãi suất cao hơn nhiều so với nuôi cua chính vụ bỡi lẽ cua giống khá rẽ, thức ăn dồi dào và yếu tố thời tiết thuận lợi nên cua nuôi phát triển nhanh hơn. Tuy nhiên cũng hay gặp rũi ro khi yếu tố thời tiết bất lợi. Hiện 39 ha còn lại, các địa phương đang chỉ đạo bà con ngư dân ráo riết thu hoạch để tranh thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian gần đây, keo có giá nên nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đổ xô trồng keo. Tuy nhiên, độc canh cây keo sẽ gặp nhiều bất lợi bởi thời gian thu hoạch keo kéo dài tới 4 năm, trong thời gian đó bà con có nguy cơ thiếu đói

Gạo đỏ được xem là giống lúa truyền thống. Sự khôi phục giống lúa gạo đỏ và gieo trồng thử nghiệm giống lúa Hương Cốm 4 cho thấy, đã có sự đổi mới trong tư duy trồng lúa, hướng đến việc đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của một nền nông nghiệp hàng hóa ở Thừa Thiên Huế.

Trong ba năm trở lại đây, tỷ lệ phân bón kém chất lượng luôn dao động ở mức từ 50% đến 60% số mẫu kiểm tra của Cục Trồng trọt. Vì thế, dù đã đưa phân bón là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng trong năm 2014, ngành trồng trọt vẫn lo ngại khó kiểm soát được vấn đề phân bón kém chất lượng bán trên thị trường.

Theo các chuyên gia ngành đường, nếu áp dụng cơ giới hóa trong canh tác mía theo phương thức của các nước phát triển có thể giúp giảm đến 20% chi phí sản xuất.

Rong nho biển hay còn gọi là rong cầu lục bi nhỏ, rong guộc, có tên khoa học Caulerpa lentillifera, thuộc Bộ rong cầu lục Caulerpales, Ngành rong lục Chlorophyta, phân bố ở vùng biển ấm Thái Bình Dương như Philippines, Java, Micronesia, Bikini,…