Quản Lý Và Phát Triển Nhãn Hiệu Tập Thể Nấm Thái Nguyên

Ngày 27-11, Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ tổ chức Hội nghị quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”. Tham dự có 70 hộ sản xuất nấm tại 5 xã, thị trấn gồm: Phấn Mễ, Động Đạt, Yên Trạch, Đu và Giang Tiên.
Tại Hội nghị, các hộ trồng và sản xuất nấm trên địa bàn huyện Phú Lương đã được thông tin về nhãn hiệu và quản lý sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”, hiệu quả bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”, điều kiện đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm thái Nguyên”, quyền hạn và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đựơc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Nấm Thái Nguyên”…
Theo thông tin đưa ra tại Hội nghị, khi nhãn hiệu “Nấm Thái Nguyên” được bảo hộ sẽ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đồng thời góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nấm lên từ 20 đến 30% so với các sản phẩm nấm thông thường không được sử dụng nhãn hiệu. Những năm gần đây, việc trồng nấm ăn, nấm dược liệu đã trở thành nghề có thu nhập ổn định với nhiều nông dân trong tỉnh. Mỗi năm, nghề này tạo việc làm cho khoảng 18.000 lao động nông thôn, tạo ra một lượng sản phẩm nấm khá lớn, khoảng 2.000 tấn/năm, tương đương với khoảng 50 tỷ đồng.
Để nghề trồng nấm phát triển, từ năm 2010 đến năm 2015, UBND tỉnh đã hỗ trợ 7,8 tỷ đồng cho nông hộ và những người trực tiếp sản xuất đồng thời có nhiều chính sách ưu đãi, tạo cơ hội thuận lợi cho người trồng nấm đầu tư vốn vào sản xuất ở quy mô lớn. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng còn tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trồng, chăm sóc nấm cho nông dân; tổ chức cho nông dân đi thăm quan các mô hình trồng nấm trong và ngoài tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 13-8, Cục Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã làm việc với Hiệp hội chăn nuôi Đông Nam bộ, Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai về kiến nghị kiện bán phá giá đối với các sản phẩm gà Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam tại Đồng Nai.

Những ngày qua, giá chuối ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tăng trở lại, sau một thời gian giảm thấp nhất trong vài năm trở lại đây, do không có thị trường tiêu thụ. Với giá bán bình quân hơn 4.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với thời gian từ tháng 6 trở về trước, đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người trồng chuối tại địa phương này.

Với thu nhập vài trăm triệu đồng mỗi năm, ít ai nghĩ đây là tiền lãi ông Lê Hoàng Buôl, ấp 7, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy (Hậu Giang) kiếm được từ nghề gặt lúa mướn. Ông không gặt thủ công tốn kém mà gặt mướn bằng máy gặt đập liên hợp.

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phương Thị Thanh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn) về đề nghị cần có cơ chế, chính sách đặc thù riêng cho khu vực miền núi phía Bắc để thúc đẩy tiến độ xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hôm qua 13.8, tại xã Tam Thành (Phú Ninh), Sở NN&PTNT phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Giống cây trồng Quảng Bình tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá hiệu quả của các mô hình sản xuất trình diễn giống lúa thơm chất lượng cao SV181.