Quản lý sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

Theo đó, các trường hợp phải khảo nghiệm, thử nghiệm bao gồm: Sản phẩm mới sản xuất trong nước trước khi đăng ký lưu hành; sản phẩm nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam do nước ngoài sản xuất chưa có tên trong danh mục sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam.
Điều kiện cơ sở sản xuất sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường (bao gồm cả cơ sở có hoạt động gia công, san chia đóng gói lại) được thực hiện theo các quy định tại Pháp lệnh thú y và Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ và được quy định chi tiết như sau: Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Người trực tiếp sản xuất có giấy chứng nhận sức khỏe do Trung tâm y tế cấp huyện trở lên cấp; người trực tiếp quản lý sản xuất, người kiểm nghiệm phải có chứng chỉ hành nghề về sản xuất, kiểm nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.
Điều kiện kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường (bao gồm cả cơ sở nhập khẩu, xuất khẩu) được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 33/2005/NĐ-CP ngày 15/3/2005 của Chính phủ, được quy định chi tiết như sau: Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Người quản lý, người trực tiếp bán hàng phải có chứng chỉ hành nghề kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường; chủ hoặc người phụ trách kỹ thuật của cơ sở nhập khẩu, xuất khẩu phải có chứng chỉ hành nghề nhập khẩu, xuất khẩu sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường.
Điều kiện cơ sở khảo nghiệm, thử nghiệm sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường là cần có đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu khảo nghiệm, thử nghiệm. Trong trường hợp cơ sở không đủ dụng cụ, phương tiện, thiết bị phân tích các chỉ tiêu cần khảo nghiệm thì phải có hợp đồng với cơ sở kiểm nghiệm được Bộ NN và PTNT chỉ định.
Thông tư này thay thế các nội dung liên quan đến sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thuỷ sản quy định tại Quyết định số 03/2007/QĐ- BTS ngày 03/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản và Quyết định số 18/2002/QÐ - BTS ngày 03/6/2002.
Có thể bạn quan tâm

Các đầu mối bán lẻ cho rằng, giá cau tươi tăng do khan hiếm. Bởi phần lớn cau được bán từ khi còn non. Sau một thời gian lùng mua cau non tại miền Trung, các thương lái đã tìm đến các huyện ngoại thành của Hà Nội để tìm mua loại này.

Giá nho 25.000 đồng/kg bán lẻ tại thị trường Hà Nội được cho là rẻ bất ngờ, song thực tế chất lượng quả không đồng đều, nhiều khách mua phải loại rất chua, khó ăn.

Gà lông xù (Silkie Chickens) hay "chó Nhật đẻ trứng" đang sốt trên thị trường với mức giá lên tới hàng chục triệu đồng.

Chương trình bình chọn và trao danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc 2015” đã tìm ra được 63 gương mặt nông dân ưu tú.

Với giá bán hiện khoảng 25.000 đồng/lon (tương ứng khoảng 250.000 đồng/kg), ớt xiêm rừng tí hon có giá cao hơn gấp 25 lần so với ớt thường trồng ở đồng bằng.