Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Chặt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thủy Sản

Quản Lý Chặt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thủy Sản
Ngày đăng: 05/09/2013

Ngày 29-8, ông Trần Phúc Chỉnh, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng các thành viên đoàn giám sát đã làm việc với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.

Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tiến độ xây dựng công trình xây dựng Dự án Khu B Trung tâm Quốc gia giống hải sản Nam bộ.

Theo báo cáo của ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, hiện toàn tỉnh có 7.852 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Đến nay, có 6.254 ha đưa vào sản xuất, thu hút 7.800 lao động. Tuy nhiên, tình hình nuôi trồng thủy sản vẫn còn manh mún, tự phát, nhiều vùng như vùng nuôi cá lồng bè dọc sông Chà Và, sông Dinh nguồn nước bị ô nhiễm, gây thiệt hại cho ngư dân.

Nhiều dự án đầu tư khu nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch tại các địa phương như Phước Thuận, Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), Phước Hải (huyện Đất Đỏ) chậm triển khai do thiếu vốn; một số vùng nuôi chưa được cung cấp đủ nguồn nước và thiếu hệ thống thoát nước xả thải…

Tại buổi làm việc, Đoàn đề nghị các ngành chức năng cùng với chính quyền các địa phương rà soát lại các dự án chậm triển khai, nêu rõ nguyên do, phân tích mặt mạnh mặt yếu và đề xuất giải pháp cho từng dự án. Tập trung nhân lực, vốn đẩy mạnh các dự án trọng điểm như dự án khu nuôi tôm giống 109ha tại Phước Hải (huyện Đất Đỏ), khu nuôi tôm thương phẩm tại Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc); có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nuôi tôm tại Lộc An; đôn đốc dự án Khu B Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng; tiếp tục rà soát, đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý khu nuôi cá lồng bè theo quy hoạch và vận động người dân thực hiện đăng ký diện tích nuôi, bảo đảm chất lượng con giống, sản phẩm xuất và bảo vệ nguồn nước khu vực nuôi trồng…


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao Nuôi Rắn Hổ Mang Cho Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.

03/11/2014
Chuyện Lão Nông Nuôi Bò Chuyện Lão Nông Nuôi Bò

Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.

03/11/2014
Hướng Đi Mới Cho Ngành Chăn Nuôi Hà Nội Hướng Đi Mới Cho Ngành Chăn Nuôi Hà Nội

Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP Hà Nội” được UBND thành phố phê duyệt tháng 2 - 2012 và giao Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội (công ty) làm chủ đầu tư. Sau hơn hai năm thực hiện bước đầu đã đạt kết quả khả quan.

03/11/2014
Nuôi Dê Phù Hợp Với Người Ít Vốn Nuôi Dê Phù Hợp Với Người Ít Vốn

Chị Chuẩn lý giải rất hợp lý: Chăn nuôi trâu bò, đòi hỏi phải có nhiều vốn và điều kiện chăn thả cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó, chỉ cần tầm 7 triệu đồng là đã có một cặp dê giống. Hơn nữa, dê còn có khả năng kháng bệnh cao và không chiếm quá nhiều diện tích đất làm chuồng trại, nên mô hình này rất phù hợp với những ai ít vốn hoặc những người mới bắt đầu khởi nghiệp.

03/11/2014
Nuôi Đà Điểu Hướng Phát Triển Kinh Tế Triển Vọng Nuôi Đà Điểu Hướng Phát Triển Kinh Tế Triển Vọng

Vừa dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trang trại, anh Võ Văn Lựu vừa hồ hởi cho biết: Lớn lên trên vùng đất Tú Loan (xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chứng kiến cảnh người dân quanh năm vất vả với độc canh cây lúa, đất cằn nên cuộc sống cứ mãi chật vật. Trăn trở để tìm hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy điều kiện đất đai ở đây với diện tích đất hoang hóa còn lại khá nhiều, cộng với nhiều trảng cát rộng, rất phù hợp cho chăn nuôi đà điểu.

03/11/2014