Quản Lý Chặt Quy Hoạch Nuôi Trồng Thủy Sản

Ngày 29-8, ông Trần Phúc Chỉnh, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cùng các thành viên đoàn giám sát đã làm việc với Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn về tình hình triển khai thực hiện quy hoạch nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
Đoàn giám sát HĐND tỉnh khảo sát thực tế tiến độ xây dựng công trình xây dựng Dự án Khu B Trung tâm Quốc gia giống hải sản Nam bộ.
Theo báo cáo của ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, hiện toàn tỉnh có 7.852 ha diện tích nuôi trồng thủy sản. Đến nay, có 6.254 ha đưa vào sản xuất, thu hút 7.800 lao động. Tuy nhiên, tình hình nuôi trồng thủy sản vẫn còn manh mún, tự phát, nhiều vùng như vùng nuôi cá lồng bè dọc sông Chà Và, sông Dinh nguồn nước bị ô nhiễm, gây thiệt hại cho ngư dân.
Nhiều dự án đầu tư khu nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch tại các địa phương như Phước Thuận, Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), Phước Hải (huyện Đất Đỏ) chậm triển khai do thiếu vốn; một số vùng nuôi chưa được cung cấp đủ nguồn nước và thiếu hệ thống thoát nước xả thải…
Tại buổi làm việc, Đoàn đề nghị các ngành chức năng cùng với chính quyền các địa phương rà soát lại các dự án chậm triển khai, nêu rõ nguyên do, phân tích mặt mạnh mặt yếu và đề xuất giải pháp cho từng dự án. Tập trung nhân lực, vốn đẩy mạnh các dự án trọng điểm như dự án khu nuôi tôm giống 109ha tại Phước Hải (huyện Đất Đỏ), khu nuôi tôm thương phẩm tại Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc); có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nuôi tôm tại Lộc An; đôn đốc dự án Khu B Trung tâm quốc gia giống hải sản Nam bộ hoàn thành đúng tiến độ, đạt chất lượng; tiếp tục rà soát, đẩy mạnh thực hiện công tác quản lý khu nuôi cá lồng bè theo quy hoạch và vận động người dân thực hiện đăng ký diện tích nuôi, bảo đảm chất lượng con giống, sản phẩm xuất và bảo vệ nguồn nước khu vực nuôi trồng…
Có thể bạn quan tâm
-7063107.jpg)
Trận lũ lụt nghiêm trọng và kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giá gạo trên thế giới nhất là chính phủ Thái gần đây tăng giá tối thiểu thu mua gạo để giúp nông dân. Tại Việt Nam, khu vực đồng bằng sông Cửu Long sản xuất phân nửa sản lượng gạo trên cả nước

Hiện nay, do người dân không có tiền đầu tư, nên sản lượng bị thiếu hụt nghiêm trọng, đẩy giá cá tra tăng mạnh, từ chỗ giá cá tra loại một từ 800 – 900 g/con ở mức 22.000 đồng/kg (tháng 4), những ngày đầu tháng 5 đã tăng thêm 2.000 đồng, lên 24.000 đồng/kg.

Năm nay ông Ý vừa mới lên tôm vụ đầu thu gần 1 tỷ đồng và đang chuẩn bị lên vụ 2. Ông phấn khởi cho biết: “Bà con ở ấp Cái Bát nuôi tôm công nghiệp rất hiệu quả. THT của ấp có hơn 20 thành viên đều ăn nên làm ra. Hiện có nhiều hộ thấy hiệu quả nên cũng chuẩn bị chuyển sang nuôi tôm công nghiệp”

Chỉ sau vụ lúa đông xuân 2011 – 2012, dự án “Hỗ trợ nông dân mua máy GĐLH thực hiện cơ giới hóa khâu thu hoạch lúa” đã phát huy tốt hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho nông dân tỉnh Sóc Trăng.

Sau khi sáp nhập, Hà Nội có điều kiện tự nhiên rất thích hợp hình thành các vùng chăn nuôi trọng điểm, phù hợp với từng loại vật nuôi theo chủ trương phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm, chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư.