Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở Hà Nội yếu do nhân lực mỏng

Quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp ở Hà Nội yếu do nhân lực mỏng
Ngày đăng: 31/08/2015

Mặc dù ngành nông nghiệp đã quan tâm chỉ đạo công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), nhưng trên thực tế, việc triển khai còn rất nhiều khó khăn, hạn chế, mà một trong những nguyên nhân là đội ngũ cán bộ thiếu và yếu.

Phát hiện nhiều sai phạm

Theo thống kê của Sở NNPTNT Hà Nội, hiện nay toàn thành phố có hơn 250 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN có giấy phép đăng ký kinh doanh do cấp thành phố quản lý. Ngoài ra, có gần 2.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN có đăng ký kinh doanh do cấp quận, huyện, thị xã quản lý. Điều đáng nói là còn một lượng lớn các cơ sở kinh doanh VTNN nhỏ lẻ trong khu dân cư, không có đăng ký kinh doanh nên rất khó quản lý.

Qua công tác thanh-kiểm tra của các đơn vị trực thuộc Sở NNPTNT vẫn phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực này.

Đơn cử, đầu năm nay, đoàn kiểm tra liên ngành Sở NNPTNT Hà Nội kiểm tra, phát hiện và bắt giữ lô hàng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) cấm sử dụng tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Đây là lô hàng thuốc BVTV cấm sử dụng bị bắt giữ đầu tiên trong vòng 5 năm qua trên địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, đoàn còn phát hiện một số loại thuốc ngoài danh mục thuốc BVTV được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam.

Từ đầu năm đến nay, các chi cục trực thuộc Sở NNPTNT đã tiến hành các đợt thanh, kiểm tra đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn thành phố. Qua đó, đã phát hiện 74 cơ sở vi phạm, chiếm tỷ lệ 11,6% số cơ sở được kiểm tra.

Thống kê trong 6 tháng đầu năm, các quận, huyện, thị xã đã tiến hành kiểm tra, đánh giá, xếp loại 507 cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN. Kết quả có tới 127 cơ sở xếp loại C (chưa đạt), chiếm 25%. Theo lãnh đạo Sở NNPTNT, tỷ lệ cơ sở vi phạm về sản xuất, kinh doanh VTNN vẫn còn cao, trong khi đó chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong xử lý, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở, cảnh cáo.

Nhiều bất cập trong quản lý

Theo Sở NNPTNT Hà Nội, hiện nay đa số cán bộ được phân công theo dõi quản lý chất lượng VTNN đều kiêm nhiệm, thiếu cán bộ chuyên trách và có chuyên môn. Đặc biệt, ở các tuyến quận chỉ có cán bộ thú y, không có cán bộ BVTV nên khó khăn trong việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc BVTV cũng như sản phẩm trồng trọt.

Điều đáng nói, một số quận, huyện và đặc biệt là tuyến xã, phường, thị trấn chưa quan tâm đến công tác quản lý chất lượng VTNN và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, nhất là bố trí nhân lực và kinh phí dẫn tới kết quả đạt thấp, như Cầu Giấy, Tây Hồ, Thanh Trì, Hoài Đức...

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết, nhằm hạn chế các vi phạm, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục tham mưu UBND thành phố và ban hành văn trong lĩnh vực quản lý chất lượng VTNN. Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ được phân công theo dõi quản lý nhà nước về chất lượng VTNN từ huyện tới cấp xã, phường, thị trấn và các chủ cơ sở trực tiếp sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.

Bên cạnh đó, rà soát, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN gắn với tăng cường công tác thanh, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm. 

Trong 6 tháng đầu năm, các đoàn kiểm tra của Sở NNPTNT tịch thu, tiêu hủy hơn 600 gói, chai lọ thuốc thú y đã hết hạn sử dụng; tịch thu 41 chai thuốc BVTV cấm, 400 gói thuốc ngoài danh mục và gần 900 chai, gói thuốc BVTV sai phạm về nhãn... 


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Giống Gà Siêu Trứng VCN-G15 Hiệu Quả Kinh Tế Từ Giống Gà Siêu Trứng VCN-G15

Với mục đích nâng cao năng suất, sản lượng trứng trong chăn nuôi gà, từ năm 2011 UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức tiếp nhận 2000 con gà giống siêu trứng VCN-G15 do Tổng cục V - Bộ Công an, Viện Chăn nuôi Quốc gia hỗ trợ và nuôi thử nghiệm tại trại chăn nuôi gà của gia đình ông Phạm Đình Thảo (Đội 11, xã Nghi Đức, TP. Vinh).

09/10/2013
Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Trâu Murrah Ấn Độ Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học - kỹ thuật (KHKT) chăn nuôi tỉnh Thanh Hóa, từ năm 2008 đến nay, nhiều hộ gia đình ở các địa phương trong tỉnh đã đầu tư phát triển mô hình nuôi trâu Murrah Ấn Độ lấy thịt đạt hiệu quả cao.

09/10/2013
Tăng Cường Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghiệp Tăng Cường Phát Triển Chăn Nuôi Theo Hướng Công Nghiệp

Với thế mạnh về kinh tế nông nghiệp, UBND xã Long Tân (Dầu Tiếng - Bình Dương) tập trung khuyến khích người dân trên địa bàn đầu tư vào chăn nuôi theo hướng công nghiệp, chủ yếu ở các trang trại.

09/10/2013
Phát Triển Kinh Tế Hộ Gia Đình Với Mô Hình Chăn Nuôi Dê Sinh Sản Phát Triển Kinh Tế Hộ Gia Đình Với Mô Hình Chăn Nuôi Dê Sinh Sản

Dê Bách Thảo là giống dê thịt kiêm dụng sữa, tính nết hiền lành có thể chăn thả hay nuôi nhốt hoàn toàn. Dê Bách Thảo với nhiều ưu điểm như không cạnh tranh lương thực với con người, thức ăn chủ yếu là các loại lá cây, cỏ, thậm chí rơm rạ và các phế phụ phẩm nông nghiệp khác.

11/10/2013
Phát Triển 5.380 Con Bò Sữa Phát Triển 5.380 Con Bò Sữa

Theo Phòng NN-PTNT huyện Đơn Dương (Lâm Đồng), đến nay, tổng đàn bò sữa trên địa bàn huyện lên đến gần 5.380 con, trong đó bò sữa nuôi trong hộ gia đình gần 3.610 con; bò sữa nuôi trong các doanh nghiệp là 1.770 con (Vinamilk 820 con, Dalatmilk 500 con và Agrivina 450 con), năng suất sữa trung bình khoảng 20 lít/con/ngày, tổng sản lượng sữa đạt 6 tấn/con với chu kỳ 10 tháng trong năm.

11/10/2013