Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu

Quản Lý Bất Cập, Ngành Chăn Nuôi Tụt Hậu
Ngày đăng: 31/07/2013

Trong chăn nuôi, đặc biệt là heo và gia cầm, các tiến bộ khoa học kỹ thuật như con giống, dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý có vai trò quan trọng trong việc nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với gia cầm, ngoại trừ cúm H5N1, những yếu tố này đã giúp tạo sự phát triển ổn định những năm qua, đạt năng suất cao. Trái lại, ngành chăn nuôi heo vẫn còn khá lạc hậu về năng suất so với thế giới.

Nghịch lý

PGS-TS Nguyễn Ngọc Hải, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Đại học Nông Lâm TPHCM cho biết, theo khuynh hướng thế giới, để ngành chăn nuôi heo phát triển, phải giảm số lượng đàn heo nái nhưng tăng sản lượng thịt heo xuất chuồng. Đáng buồn khi ngành chăn nuôi heo Việt Nam lại là một trong vài nước đi ngược với xu thế đó.

Theo số liệu từ www.genesus.com/05/2013, nếu xét theo số lượng đàn heo nái, trong số 21 nước nuôi heo nhiều nhất thế giới, Việt Nam với 4,4 triệu con (năm 2011) được xếp vào tốp 3 thế giới: sau Trung Quốc (49,2 triệu con) và Mỹ (5,8 triệu con).

Trong khi đó, Philippines đứng thứ 8, CHDCND Triều Tiên đứng thứ 17, lãnh thổ Đài Loan xếp thứ 18. Thế nhưng, nếu căn cứ vào sản lượng thịt heo xuất chuồng, Việt Nam lại đứng thứ 20, sau cả Philippines (thứ 19), CHDCND Triều Tiên (thứ 17), lãnh thổ Đài Loan (thứ 13). Đàn heo nái của Việt Nam tăng từ 4,2 triệu con năm 2009 lên 4,4 triệu con năm 2011 nhưng sản lượng lại giảm từ 537 kg/con vào năm 2009 xuống còn 439 kg/con vào năm 2011.

Nhiều người ngạc nhiên với những con số này, bởi về thiết bị, công nghệ, con giống chăn nuôi Việt Nam không thua kém bất cứ nước nào. Hệ thống chuồng lạnh với ưu điểm điều hòa nhiệt độ phù hợp cho sự phát triển sinh lý đã xuất hiện ở chăn nuôi gia cầm và đàn heo. Từ hệ thống chuồng lạnh cho nhóm heo sinh sản, giờ đây được áp dụng cho đàn heo thịt, nhờ đó góp phần làm tăng năng suất chăn nuôi.

Không chỉ với công ty nước ngoài, ngay cả những nhà đầu tư trong nước cũng đã thiết lập hệ thống chăn nuôi theo kiểu chuỗi trại ở những điểm cách biệt nhằm nâng cao hiệu quả việc cách ly phòng chống dịch bệnh lây lan giữa trại giống sản xuất heo cai sữa, trại cai sữa, trại nuôi thịt, trại nuôi chuẩn bị xuất chuồng…

Không những vậy, đã hình thành hệ thống đàn tiên tiến theo kiểu “cùng vào, cùng ra” giúp nâng cao biện pháp an toàn sinh học, nâng cao hiệu quả kiểm soát dịch bệnh. Con giống, thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi… đa dạng, chất lượng, khẩu phần ăn được xây dựng cho từng giai đoạn nhờ các các lập trình vi tính chính xác. Các sản phẩm trong chăn nuôi như khoáng hữu cơ, chất acid amin hóa thức ăn, chất chống oxy hóa, chất chống kháng dinh dưỡng… giúp tăng hiệu quả hấp thu chất dinh dưỡng, cải thiện năng suất ngày càng nhiều để nhà chăn nuôi lựa chọn.

Quản lý bất cập

Vì sao những tiến bộ kỹ thuật, thiết bị và công nghệ tiên tiến nhất, kể cả con giống của thế giới được du nhập vào Việt Nam cùng với mô hình quản lý chăn nuôi tiên tiến, sự đa dạng sản phẩm có tính công nghệ cao nhưng lại không phát huy hiệu quả? Tìm ra nguyên nhân để trả lời câu hỏi này góp phần quyết định trong việc giải quyết tình trạng thua lỗ của người chăn nuôi, khi giá thành quá cao. Những người trong ngành cho rằng, hiệu quả chăn nuôi phụ thuộc vào con giống, chuồng trại, phòng chống dịch bệnh, nhưng điều đặc biệt quan trọng chính là trình độ quản lý của con người.

Trước hết cần thấy rằng, con giống nhập nội chất lượng tốt và năng suất cao tiên tiến nhất đòi hỏi điều kiện nuôi, chăm sóc phải tương ứng. Nhưng do còn một phần không nhỏ người chăn nuôi ở dạng nhỏ, lẻ nên yêu cầu này không thể đáp ứng ở các hộ nuôi cá thể. Thậm chí, ngay cả những trại nuôi lớn, nhà chăn nuôi và kỹ thuật viên chưa nắm đầy đủ những yêu cầu trên. Mặt khác, do ngành chăn nuôi heo trong nước phát triển theo kiểu tự phát.

Không ít trang trại có lượng đàn nái lớn, từ vài trăm đến hàng ngàn con, tương ứng quy mô công nghiệp các nước, nhưng lại hình thành trên cái nền chắp vá, nhỏ phát triển dần thành lớn dẫn đến tình trạng số lượng lớn nhưng chuồng trại không đồng bộ, không theo quy chuẩn nào nên gặp khó khăn trong việc vệ sinh, sát trùng chuồng trại, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong phòng trị, kể cả không thích hợp việc áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong quản lý, chăm sóc đàn.

Từ quy mô nhỏ phát triển thành đàn lớn nhưng trình độ quản lý của nhà chăn nuôi chưa theo kịp với yêu cầu quản lý trại quy mô lớn, không theo kịp những tình huống phát sinh. Do vậy, thay vì xử lý bằng giải pháp triệt để nhưng do hạn chế trình độ nên chỉ ứng phó theo tình huống, kinh nghiệm, thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết cho việc quản lý quy mô đàn lớn làm cho tình hình ở trại thêm tồi tệ là điều kiện để dịch bệnh tồn tại và phát triển.

Con giống cao sản, yêu cầu về dinh dưỡng, vệ sinh phòng chống dịch bệnh luôn ở mức cao. Những hạn chế này ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của từng trại chăn nuôi, dẫn đến hậu quả lớn hơn là ảnh hưởng đến sự tụt hậu của cả ngành chăn nuôi heo cả nước so với thế giới.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên tìm hướng phát triển bền vững cho rau an toàn Phú Yên tìm hướng phát triển bền vững cho rau an toàn

Nhiều năm nay, rau củ an toàn là một vấn đề được rất nhiều người tiêu dùng cũng như các ngành, các cấp đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, hiện diện tích trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Phú Yên còn rất hạn chế; người trồng rau chưa thực sự mặn mà đầu tư cho sản phẩm này.

03/07/2015
Bình Phước nặng tình với cây điều Bình Phước nặng tình với cây điều

Cách đây khoảng 5 năm, khi giá cao su tăng cao, nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt điều trồng cao su. Nay, nhiều nông dân lại chặt cao su trồng tiêu, điều… trong khi các loại cây công nghiệp lâu năm đầu tư chi phí nhiều, chắc gì đến khi thu hoạch sẽ không có một loại cây khác lên ngôi. Hiểu được quy luật đó, từ nhiều năm qua, nhiều nông dân vẫn thủy chung với cây điều, làm giàu từ trồng xen trong vườn điều.

03/07/2015
Nuôi gà thu tiền tỷ Nuôi gà thu tiền tỷ

Anh Trần Văn Hiệu, ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương (huyện Đông Anh, TP Hà Nội) là chủ của một trang trại chăn nuôi gà với doanh thu gần 3 tỷ đồng/tháng do mạnh dạn đầu tư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi.

03/07/2015
Làm giàu từ… vịt trời Làm giàu từ… vịt trời

Đó là ông Trần Văn Tường (60 tuổi, ở thôn Vĩnh Thuận, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh). Sau hơn 2 năm “dám nghĩ dám làm”, mạnh dạn đưa con vịt trời từ đất Bắc về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm…

03/07/2015
Mật ong Tiên Yên (Quảng Ninh) Mật ong Tiên Yên (Quảng Ninh)

Với hàng chục nghìn ha rừng và vườn cây ăn quả, là lợi thế rất lớn để nghề nuôi ong lấy mật ở huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) phát triển. Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên cũng như các sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương như: Bánh gật gù, khau nhục, bánh chả… được nhiều người tiêu dùng biết đến, là cơ sở để triển khai có kết quả chương trình “mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh.

03/07/2015