Quản Lý Ao Nuôi Như Thế Nào Để Đạt Hiệu Quả Tốt Nhất

Vào hè, thời tiết diễn biến bất lợi, nắng nóng kéo dài nên dễ phát sinh dịch bệnh trong môi trường ao nuôi tôm. Việc quản lý và điều khiển các yếu tố môi trường cho phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của tôm sẽ góp phần ngăn chặn dịch bệnh phát sinh. 2Lúa xin giới thiệu đến bà con một số biện pháp kỹ thuật khi quản lý môi trường ao nuôi.
Màu nước: Nên có màu xanh nâu, vàng nâu hoặc xanh lá chuối non. Màu xanh lam hoặc xanh lục đều không tốt. Khi tảo tàn đột ngột, thay đổi điều kiện môi trường ao, sẽ gây sốc cho tôm làm tôm giảm ăn. Với ao nuôi tôm trên cát khó gây màu do có độ mặn cao, lượng vi sinh vật thấp, nghèo dinh dưỡng, cần thiết phải cấy vi sinh và gây màu với liều lượng cao hơn thông thường. Dùng men vi sinh hoà nước tạt đều khắp ao. Quạt nước cung cấp oxy hòa tan để vi sinh phát triển. Lưu ý, vào thời điểm sáng sớm và khuya để cung cấp oxy kịp thời cho tảo phát triển. Bổ sung thêm vôi Dolomite, vôi nông nghiệp cũng là biện pháp nâng độ kiềm và kích thích màu nước phát triển.
Độ sâu của nước ao: Không dưới 1 m; tốt nhất là 1,5 m, môi trường sống của tôm ổn định
Mời bà con tham khảo thiết bị tạo Ô xy cho ao nuôi, trại giống công nghệ tiên tiến: |
Độ trong của ao nuôi: Nên ở mức 40 - 60cm trong vòng 60 ngày đầu. Từ ngày 60 đến khi thu hoạch, độ trong tốt nhất là ở mức 35 - 45cm. Màu nước tốt sẽ hạn chế cường độ ánh sáng chiếu xuống đáy để hạn chế tảo đáy phát triển và đồng thời cũng ổn định nhiệt độ nước. Khi độ trong ao > 50cm, ta nên gây màu vào lúc nắng, thường sử dụng phân NPK (loại 20-20-0) với Urê theo tỷ lệ 1:1 với lượng 1-2 kg/1000m3 trong 2-3 ngày.
Đối với ao gây màu khó cần bổ sung thêm hỗn hợp nấu chín với tỷ lệ bột cá, đậu nành: cám gạo là 4:1:1 với lượng 1-2 kg/1000m3. Nếu độ trong thấp
Men Vi Sinh, Dinh Dưỡng và Kháng Sinh dành cho tôm: Đặc trị Tôm còi, chậm lớn, ăn yếu, ốp thân Ngăn ngừa và đặc trị các bệnh về gan Men tiêu hoá kích thích tôm thèm ăn, nở ruột to, phân dài |
Oxy hoà tan duy trì trên 4 ppm. Oxy hoà tan có tác động trực tiếp đến chế độ ăn, trao đổi chất, sức khoẻ và tỷ lệ sống của tôm. Nếu oxy thiếu tôm sẽ có biểu hiện giảm ăn, chậm lớn, mang tôm có màu hồng. Vì nuôi với mật độ cao nên rất dễ bị tình trạng thiếu oxy, nhất là từ thời gian sau 45 ngày tuổi, nếu kéo dài tôm sẽ bị nổi đầu chết hàng loạt. Ðể tăng cường lượng oxy hòa tan trong ao nuôi cần sử dụng các loại thiết bị như: máy quạt nước, máy sục khí...
Oxy hòa tan trong ao còn liên quan mật thiết đến sự phát triển của tảo, bị tiêu hao do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong ao. Do oxy thường giảm thấp vào ban đêm, nhất là vào lúc 2 – 5 giờ sáng nên cần cung cấp oxy ở những thời điểm này tránh tình trạng tôm bị ngạt và nổi đầu. Ngoài ra, cần bổ sung các vi sinh vật có lợi, phát triển thúc đẩy qúa trình phân hủy các chất hữu cơ làm sạch đáy ao.
pH duy trì nước trong khoảng 7.5 - 8.5, pH dao động trong ngày quá 0,5 sẽ gây bất lợi cho sự sinh trưởng của tôm. pH càng cao tôm càng dễ bị nhiễm độc NH3. Sự biến động của pH hàng ngày trong ao phụ thuộc rất lớn vào sự phát triển của tảo. Nếu pH thấp hơn hoặc cao hơn, phải thay nước và bón vôi Dolomite hoặc vôi nông nghiệp với lượng 150 - 300 kg/ha. Định kỳ dùng vôi nông nghiệp 7- 10 ngày/lần vào buổi tối với lượng 10-15 kg/1000m3 để ổn định pH và hàm lượng kiềm trong ao, tạo điều kiện cho tôm lột xác
Có thể bạn quan tâm

Không dừng lại hành nghề khai thác hải sản bằng tàu vỏ gỗ, mà gần đây ngư dân Quảng Ngãi đã vươn khơi xa với tàu đánh cá vỏ thép, nâng cao hiệu quả đánh bắt xa bờ.

Hướng đến một nền nông nghiệp hàng hóa, có năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh cao, vụ đông xuân 2014-2015, UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) triển khai xây dựng 5 mô hình cánh đồng lớn tại 4 xã với diện tích 123 ha, chỉ đạo áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, sử dụng nhiều loại giống mới mang lại hiệu quả cao.
Tây Bắc là xứ sở của nhiều loài cây ăn trái, như: mận, đào, xoài... Khi nói đến mận, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến mận tâm hoa Bắc Hà. Giống mận này nổi tiếng ngọt, giòn, róc hạt và từ lâu đã trở thành thương hiệu quen thuộc của xứ sở sương mù Bắc Hà (Lào Cai). Thế nhưng ít ai biết rằng, ở mảnh đất Ham Soong, xã Vàng Đán (huyện Nậm Pồ), gần 20 năm qua cây mận Bắc Hà đã bén rễ và “âm thầm” cho những mùa “quả ngọt”.

Mô hình trình diễn canh tác 17,5ha đậu tương vụ đông xuân trên đất lúa một vụ tại các bản Háng Trợ A, B, C (xã Pú Nhi, huyện Điện Biên Đông) do Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư (KNKN) huyện cùng 51 hộ dân trên địa bàn thực hiện đạt kết quả ngoài mong đợi. Mô hình mở ra hướng sản xuất mới, giúp người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tích cực...
Hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây lúa... Để hạn chế sâu bệnh hại lúa, huyện Mường Chà đã chỉ đạo phòng, ban chuyện môn, các xã, thị trấn hướng dẫn bà con cách phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời...