Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc

Đây thực sự là tin vui cho người trồng vải ở miền Bắc ngay từ đầu vụ vải 2015.
Theo đó, các doanh nghiệp có thể chính thức xin giấy phép nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật của Úc để ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Cục Bảo vệ thực vật sẽ có hướng dẫn cụ thể để thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật đối với quả vải tươi xuất khẩu đi Úc đảm bảo các yêu cầu về vùng trồng, cơ sở đóng gói, xử lý chiếu xạ và kiểm dịch.
Trong tháng 5/2015, cơ quan chức năng của Úc và Mỹ sẽ trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra và thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng trước khi nhập khẩu các lô vải đầu tiên của Việt Nam.
Gần đây nhất, vào những ngày cuối tháng 4/2015, Bộ Công thương đã gửi văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, chỉ đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ này hỗ trợ việc vận chuyển và cước vận chuyển cho khoảng 2-3 tấn vải ngay trong năm 2015 để thăm dò nhu cầu thị trường Pháp và châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Đầu tháng 7/2013, Công ty Cổ phần Việt Mỹ chuyên nuôi trồng sản xuất và chế biến đóng hộp nấm, rau quả xuất khẩu - Khu Công nghiệp Sông Hậu, xã Tân Thành, huyện Lai Vung (Đồng Tháp) đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc mở ra cơ hội phát triển đối với nấm rơm và rau quả xuất khẩu ở Lai Vung.

Những dây khổ qua tây được trồng ở vườn nhà của chị Nguyễn Ánh Xuân (hẻm 1, khóm 5, phường 7, TP. Bạc Liêu) cho trái dài từ 1,3 - 1,6m (ảnh). Do thích thú khi thấy giống khổ qua cho trái dài đến 6 lần chiều dài trái khổ qua thông thường, nhiều người đến xem và xin giống về nhà trồng.

Từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã hỗ trợ phân bón Neb cho nông dân trên diện tích 40 ha vải thiều và 20 ha na ở Thanh Hà, Chí Linh. Vải, na được bón Neb đều tăng năng suất từ 10 - 15%, mẫu mã đẹp.

Những ngày này, nông dân trồng mè ở xã Phan Tiến (Bắc Bình) đang “rộ” mùa thu hoạch. Ai cũng phấn khởi bởi mè trúng mùa, được giá.

Tuy nhiên, trên thực tế không ít nông dân mới phun thuốc trừ sâu được một, hai ngày đã mang ra chợ bán. Do đó lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong rau rất cao, nguy hiểm đến sức khoẻ người tiêu dùng.