Quả vải tươi Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang Úc

Đây thực sự là tin vui cho người trồng vải ở miền Bắc ngay từ đầu vụ vải 2015.
Theo đó, các doanh nghiệp có thể chính thức xin giấy phép nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch thực vật của Úc để ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Cục Bảo vệ thực vật sẽ có hướng dẫn cụ thể để thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật đối với quả vải tươi xuất khẩu đi Úc đảm bảo các yêu cầu về vùng trồng, cơ sở đóng gói, xử lý chiếu xạ và kiểm dịch.
Trong tháng 5/2015, cơ quan chức năng của Úc và Mỹ sẽ trực tiếp sang Việt Nam để kiểm tra và thống nhất về tiêu chuẩn chất lượng trước khi nhập khẩu các lô vải đầu tiên của Việt Nam.
Gần đây nhất, vào những ngày cuối tháng 4/2015, Bộ Công thương đã gửi văn bản đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét, chỉ đạo Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ này hỗ trợ việc vận chuyển và cước vận chuyển cho khoảng 2-3 tấn vải ngay trong năm 2015 để thăm dò nhu cầu thị trường Pháp và châu Âu.
Có thể bạn quan tâm

Một số ý kiến cho rằng nên phân cấp thẩm quyền công bố dịch bệnh động vật cho Chủ tịch UBND huyện, xã nhằm đảm bảo tính linh hoạt trong phòng chống dịch bệnh bởi công tác chống dịch mà chờ đến hết “quy trình hành chính” để đến với Chủ tịch tỉnh là quá chậm, dịch có thể bùng phát nhanh gây thiệt hại nặng nề cho người chăn nuôi.

Những ngày này, về các vùng nuôi tôm thẻ chân trắng, tôm sú tại xã Ninh Phú như: Hang Dơi, Tiên Du 1, Hội Phú Nam… đến đâu, chúng tôi cũng nghe nông dân than khi nói đến chuyện con tôm. Ông Võ Thanh Tuấn đến vùng Hang Dơi thuê khoảng 1ha để thả nuôi tôm thẻ chân trắng đã mấy năm nay.

Trong tháng 10, diện tích nuôi thả cá tra trên toàn tỉnh Đồng Tháp là 138ha, sản lượng thu hoạch 36 ngàn tấn, tương đương cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá tra ở mức 23.000 - 23.500 đồng/kg đối với cá kích cỡ 0,7 - 0,8kg/con. Mức giá này tăng khoảng 2.000 đồng/kg so với tháng trước và tương đương cùng kỳ năm trước.

Đầu tháng 8 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 20 về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Tại tỉnh Cà Mau, tình trạng kinh doanh mặt hàng tôm có chứa tạp chất đã giảm đến 90% khi các công ty, xí nghiệp đồng loạt không thu mua các mặt hàng tôm chứa tạp chất.

Trong khi nhiều hộ nông dân còn đang loay hoay tìm kiếm mô hình sản xuất phù hợp thì không ít người đã tự tìm ra hướng đi mới, đem lại lợi nhuận kinh tế ổn định cho gia đình. Mô hình trồng rong sụn kết hợp với nuôi cá ngựa của nông dân Lê Văn Hoàng, ở phường Cam Phúc Bắc, TP Cam Ranh (Khánh Hòa) là một hướng mới.