Quả Trứng Và Tem Vệ Sinh Thú Y Sửa Ngay Nếu Bất Lợi Cho Dân

Ngay khi nghe thông tin về việc cấp phép thú y cho trứng ra khỏi địa bàn chỉ có giá trị 1 ngày tại tỉnh Lào Cai, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát đã yêu cầu kiểm tra và xử lý dứt điểm ngay lập tức nếu thực tế có tình trạng này.
Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.
Đó là câu chuyện cấp giấy phép kiểm dịch thú y cho trứng ra khỏi địa bàn chỉ có giá trị trong vòng 1 ngày. Điều này như đánh đố các HTX trong việc thực thi.
Theo ông Ân, các trang trại, hộ dân muốn bán trứng trong huyện thì phải có tem vệ sinh thú y. Còn muốn bán ra ngoài huyện, bên cạnh tem vệ sinh thú y còn phải có một bộ giấy vận chuyển kiểm dịch sản phẩm động vật ra ngoài địa phương.
Chi phí cho việc này, 1 quả trứng phải chịu thêm 50 đồng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, mà vấn đề đáng nói ở đây là giấy này cấp chỉ có giá trị 1 ngày.
“Nếu chúng tôi muốn làm một công dân thật tốt, muốn chấp hành thật tốt các quy định, không trốn tránh gì cả thì chúng tôi phải có một nhân viên túc trực ở trạm thú y để mà xin giấy cấp phép. Nếu không, khi cần bán hàng mà cán bộ đi vắng thì không xin được giấy phép. Không xin được giấy mà cứ đi chui thì bị phạt. Bây giờ, muốn bán được hàng tôi toàn 11 giờ đêm đánh xe đi”, ông Ân bức xúc nói.
Theo ông Ân, có ai đến kiểm tra xem quả trứng nhiễm chất gì đâu. Chỉ nhìn thấy quả trứng, hoặc để trứng ở nhà chạy ra trạm để lấy dấu. Cái đó cần phải thay đổi.
Khi nghe thông tin này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cho hay, ngay buổi trưa ngày 14/10, Bộ trưởng đã yêu cầu Cục Thú y cử đoàn công tác tới Lào Cai để kiểm tra ngay việc cấp giấy phép vận chuyển trứng trong vòng 1 ngày.
Bộ trưởng cho rằng: “Điều đó là chuyện thật mà như đùa, dứt khoát không được. Tôi nói với đồng chí Phó Cục trưởng Cục Thú y, nếu mà đây là do Thông tư của Bộ thì ngay lập tức phải đề nghị sửa đổi”.
Có thể bạn quan tâm

Trong thời gian qua cá rô đầu vuông đã được đưa vào nuôi thử nghiệm thành công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Đây là loại cá phàm ăn, dễ nuôi, nhanh lớn, ít bệnh tật và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, việc mở rộng diện tích nuôi thâm canh loài cá này trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do con giống chủ yếu được nhập từ các tỉnh phía Nam dẫn đến giá cá giống còn quá cao, quãng đường vận chuyển xa nên cá dễ mắc bệnh, tỷ lệ hao hụt cao.

Năm 2011, hơn 36.000 tấn thanh long Bình Thuận được xuất khẩu giúp nông dân thu về 20 triệu USD.

Năm 2010, năm phát triển mạnh nhất, diện tích atisô Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha. Không chỉ là cây thực phẩm có giá trị cao về dinh dưỡng mà atisô Đà Lạt còn được Bộ Y tế đưa vào bộ hồ sơ "dược liệu có tiềm năng khai thác và phát triển" của quốc gia. Trong bộ hồ sơ này, atisô là một trong 6 dược liệu được ưu tiên phát triển trong giai đoạn đầu (cùng với sâm Ngọc Linh, đại hồi, trinh nữ hoàng cung, quế và tràm).

Huyện M’Đrak là vùng trồng mía lớn nhất tỉnh Đăk Lăk. Niên vụ này (2011- 2012), toàn huyện có trên 7.000 ha mía. Hiện giá mía giảm, cộng với những rủi ro về sâu bệnh, cháy… khiến người trồng mía nơi đây đang đứng trước tình cảnh khó khăn.