Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường

Qua Khảo Sát Nghề Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Còn Nhiều Bất Cập Về Kỹ Thuật Và Môi Trường
Ngày đăng: 21/06/2013

Ða số người nuôi tôm có trình độ kỹ thuật thấp, tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày… là những lý do khiến cho nghề nuôi tôm thẻ chân trắng (TTCT) ở tỉnh Bình Định luôn trong tình trạng không bền vững vì dịch bệnh tôm nuôi. Ðây là kết quả nghiên cứu do Chi cục Thú y thực hiện.

Qua hơn 2 năm, những người thực hiện đề tài “Nghiên cứu một số bệnh thường gặp và đề xuất biện pháp phòng bệnh trong nuôi TTCT thương phẩm tại tỉnh Bình Định” đã tiến hành thực hiện điều tra hiện trạng với hơn 698 phiếu điều tra và tiến hành nghiên cứu 180 mẫu tôm trong các ao tôm nhiễm bệnh.

Qua nhiều phương pháp nghiên cứu, đề tài đã thống kê được những bệnh thường gặp gây hậu quả nghiêm trọng trong nuôi TTCT, như: bệnh đốm trắng do virus (101/180 mẫu dương tính với đốm trắng, chiếm hơn 56%), kế đến là bệnh do vi khuẩn vibrio spp (119/180 mẫu có mật độ vibrio spp, chiếm 66%) và cuối cùng là bệnh do biến động các yếu tố môi trường.

Theo thống kê của đề tài, tình trạng tôm nuôi thường xuyên xảy ra dịch bệnh là do tôm giống không qua kiểm dịch còn cao, thả nuôi mật độ dày, thời gian nuôi ngắn, người nuôi thường tăng nhiều vụ trong năm. Hiện nay, tại nhiều vùng nuôi tôm người dân phát triển diện tích nuôi một cách tự phát ngoài vùng quy hoạch đã làm tăng nhanh lượng chất thải đổ vào vùng nuôi, trong khi hầu như cơ sở hạ tầng vùng nuôi không được cải thiện. Quá tải chính là nguyên nhân làm suy thoái vùng nuôi nhanh chóng.

Đa số các ao nuôi TTCT trên địa bàn tỉnh không có ao lắng và xử lý nước thải (chiếm hơn 90%), số hộ có ao lắng và xử lý nước thải là rất thấp. Đây là thực trạng rất khó khăn và không thuận tiện để quản lý ao nuôi nhằm giảm thiểu dịch bệnh tôm. Ngoài ra, trình độ kỹ thuật, quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản của người nuôi TTCT trên địa bàn tỉnh ta chưa đồng đều và còn thấp, nên khả năng tiếp cận, cập nhật kiến thức chuyên môn hạn chế.

Về trình độ học vấn, đa phần người nuôi tôm tốt nghiệp cấp 2, còn lại là cấp 1 (23%), cấp 3 (15%). Về kiến thức nuôi tôm, có hơn 97% là nuôi theo kinh nghiệm và tiếp thu kiến thức về kỹ thuật nuôi thông qua các lớp tập huấn.

TTCT được bắt đầu nuôi ở Bình Định từ năm 2004 trên vùng cát xã Mỹ An, Mỹ Thắng huyện Phù Mỹ, với diện tích 30 ha. Đi liền với sự gia tăng về diện tích nuôi TTCT tính đến nay, dịch bệnh trên TTCT cũng tăng cao.

Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Từ nguyên lý lý thuyết và từ thực tế tại các địa phương điều tra khảo sát, chúng tôi đề xuất một số biện pháp phòng bệnh như sau: người nuôi nên tuân thủ lịch thời vụ, khi phát hiện tôm có dấu hiệu bất thường hoặc chết phải báo ngay với chính quyền địa phương, cán bộ thủy sản để nhận được sự hỗ trợ cần thiết.

Tuyệt đối không thải nước chưa được xử lý ra môi trường bên ngoài, cải tạo đáy ao và phơi ao. Trong năm nên có thời gian nghỉ vụ hoặc nuôi đối tượng khác nhằm loại bỏ triệt để mầm bệnh và tạo môi trường tốt cho đối tượng nuôi chính. Người nuôi cần có sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau nhằm tăng cường quản lý môi trường, dịch bệnh, hạ giá thành…"


Có thể bạn quan tâm

Chim Công Vật Nuôi Mới, Cho Hiệu Quả Chim Công Vật Nuôi Mới, Cho Hiệu Quả

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi động vật hoang dã của người dân có chiều hướng phát triển. Cùng với các hộ nuôi lợn rừng, nhím, chồn hương, chim trĩ… anh Nguyễn Hữu Khởi ở thôn Đông Sơn, xã Việt Đoàn (Tiên Du - Bắc Ninh) lại chọn cho mình một vật nuôi khác, đó là chim công. Bước đầu mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế cao.

29/12/2014
Mô Hình Thâm Canh Bò Thịt Chất Lượng Cao Ở Vĩnh Thạnh Hiệu Quả Thiết Thực Mô Hình Thâm Canh Bò Thịt Chất Lượng Cao Ở Vĩnh Thạnh Hiệu Quả Thiết Thực

Thời gian qua, nhờ chương trình hỗ trợ vốn của Nhà nước, nhiều hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) có điều kiện phát triển chăn nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Mô hình thâm canh bò thịt chất lượng cao được Trạm Khuyến nông (KN) huyện Vĩnh Thạnh triển khai trong năm 2014 tại xã Vĩnh Thịnh là một điển hình.

29/12/2014
Theo Cánh Ong Bay Theo Cánh Ong Bay

Tây Nguyên là xứ sở của các loại cây công nghiệp dài ngày với nguồn phấn hoa vô tận tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi ong. Bên cạnh đó, đàn ong còn là tác nhân thụ phấn hữu hiệu cho cây trồng, góp phần làm tăng năng suất (khoảng 20%) và cải thiện chất lượng nhiều loại nông sản.

29/12/2014
Nuôi Gà Ác Đẻ Trứng Nuôi Gà Ác Đẻ Trứng

Các hộ nuôi gà ở huyện Chợ Gạo chia sẻ thêm: Để gà đẻ liên tục, người nuôi nên sử dụng đèn vào buổi tối và chỉ cho gà ngủ khoảng 6 tiếng. Ban đêm cần tăng cường thức ăn để cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Chuồng gà nên thiết kế nghiêng để gà không giữ được trứng. Phải thường xuyên thăm trứng, không để cho gà giữ trứng nếu không gà sẽ ấp và ngưng đẻ gần cả tuần.

29/12/2014
19.000 Nông Dân Tham Gia Sản Xuất Cà Phê Bền Vững 4C 19.000 Nông Dân Tham Gia Sản Xuất Cà Phê Bền Vững 4C

Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn, Giám Đốc Trung Tâm Khuyến Nông Tỉnh Lâm Đồng cho biết diện tích cà phê đạt chuẩn bộ quy tắc quốc tế 4C sản xuất chế biến và kinh doanh cà phê bền vững đang tăng lên cũng nhờ vào sự gắn kết của các đơn vị từ khuyến nông đến các doanh nghiệp như Nestlé với nông dân thông qua dự án NESCAFÉ Plan.

29/12/2014