Quả Gấc Được Giá

Thời điểm hiện nay, giá quả gấc trên địa bàn Lạng Sơn được bán từ 80.000 – 85.000 /kg, cao hơn đầu năm từ 60.000 – 65.000 đ/kg.
Thời điểm hiện nay, người trồng gấc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đang rất vui mừng vì bán được giá, cao hơn gấp 3 – 4 lần so với đầu năm.
Gấc là một loại cây bán hoang dại, cây leo và chu kỳ gieo trồng đến thu hoạch khoảng 9 tháng đến 1 năm. Trung bình một gốc gấc cho thu hoạch 20 – 30 quả, khi chín trọng lượng quả đạt 1 – 1,5 kg. Nếu trồng và chăm sóc tốt thì một gốc gấc cho thu hàng tạ quả, sau thu quả, cắt dây để lại gốc, đến vụ sau lên cây mới, cây vụ sau khoẻ hơn và cho năng suất cao hơn vụ trước.
Gấc là một loại cây trồng có sức chống chịu tuyệt vời, chưa thấy sâu bệnh hại, thân lá gấc có mùi hôi nên trâu bò ít phá. Gấc là cây không kén đất và chỉ cần một khoảng đất nhỏ đã có thể trồng được một gốc, một gốc có tuổi thọ 15 – 20 năm, đầu tư rất thấp, nhưng hiệu quả cao.
Người dân ở Lạng Sơn thường trồng gấc xen vải, nhãn, mận, trồng tận dụng, hoặc trồng ở ruộng cao, bạc màu, làm cọc tre, chăng dây thép cho dây gấc leo, thu nhập cao gấp 2 –3 lần trồng lúa.
Thời điểm hiện nay, giá quả gấc trên địa bàn Lạng Sơn được bán từ 80.000 – 85.000 /kg, cao hơn đầu năm từ 60.000 – 65.000 đ/kg.
Theo những người trồng và thu mua gấc ở Lạng Sơn, giá quả gấc cao như vậy là do hiện nay không phải là chính vụ nên nguồn hàng khan hiếm, trong khi rất nhiều người mua về làm bánh, xôi phục vụ đám cưới, nhà hang…
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi, Trạm Khuyến nông huyện Bình Sơn vừa tổ chức "Nhịp cầu nhà nông" với chủ đề "Trao đổi kỹ thuật sản xuất ớt" cho nông dân các xã Bình Minh, Bình Nguyên và thị trấn Châu Ổ (huyện Bình Sơn).

Anh Phạm Văn Bình ở ấp Phú Thạnh, xã Phú Mỹ, huyện Mỏ Cày Bắc thành công với mô hình trồng cam sành cho hiệu quả kinh tế cao

Từ khi triển khai thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", đời sống của nhiều nông dân (ND) Quảng Trị đã có những khởi sắc.

Cá rô phi là loài cá phổ biến, ở đâu cũng nuôi được. Tuy nguồn gốc của nó là từ châu Phi nhưng tới nay đã có hơn 100 nước trên thế giới nuôi rô phi.

Đối với người làm vườn của tỉnh Bến Tre, trong vườn nhà mình ai cũng phải dành một phần đất để trồng dăm ba chục gốc dừa. Có lúc giá dừa cao ngất ngưỡng, có khi sụt giảm, đời sống người trồng dừa cũng chịu cảnh thăng trầm. Tuy nhiên, niềm tin với cây dừa của người quê dừa, lúc nào cũng thủy chung. Nhân Festival Dừa, tôi có dịp gặp hai người nông dân được cho là ông “Vua dừa” của địa phương, và hơn hết, họ luôn dành một “tình yêu” mãnh liệt cho cây dừa.