Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phù Mỹ (Bình Định) phát triển phong trào trồng cỏ nuôi bò

Phù Mỹ (Bình Định) phát triển phong trào trồng cỏ nuôi bò
Ngày đăng: 12/08/2015

Gia đình anh Nguyễn Quang Phê, ở thôn Tường An, xã Mỹ Quang, sáng nào cũng cắt cỏ voi về cho 2 bò cái lai và 1 bò nghé ăn. Chị Tuyết, vợ anh Phê, bộc bạch: “Nhà tui có 3 sào ruộng làm lúa lấy gạo ăn và lấy rơm; còn 2 sào đất gò thì thâm canh cỏ voi để nuôi bò, cứ mỗi năm “kiếm” 2 con nghé, nuôi 6 - 7 tháng thì bán, thu gần 40 triệu đồng, lợi hơn làm những việc khác ở đất này”.

Chị Nguyễn Thị Bảy, cũng ở thôn Tường An, bị bò cái đẻ ham con húc bị thương phải nhập viện. Tưởng sau đó chị sợ không “bò nghé” gì hết, thế mà mới đây lại tích cóp mua tiếp một con bò cái nền, lấy hơn 500m2 đất vườn trồng các loại cây khác, chuyển sang trồng cỏ voi. “4 nhân khẩu nhà em nếu chỉ trông vào mấy sào ruộng, vài sào bắp, nếu không trồng cỏ voi nuôi bò thì làm sao đủ sống. Em mới bán con nghé 6 tháng nuôi, được 17 triệu đồng; 2 con bò mẹ đều đang chửa, mừng lắm” - chị Bảy xởi lởi.

Ông Nguyễn Lộc, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Hòa, cho biết: “Toàn xã có 2.000/2.431 hộ nuôi bò lai, trong đó có hơn 70% số hộ trồng cỏ voi. Trên chân đất ven triền đồi, núi, đất biền chéo, đất thổ cư, cả những chân ruộng lúa năng suất bấp bênh, đất cây trồng cạn cho thu nhập thấp... đều được bà con trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò lai”.

Ông Hà Văn Ba, ở thôn Gia Vấn (xã Mỹ Hòa) dành hẳn mấy sào đất ở trang trại để trồng cỏ voi nuôi đàn bò cái nền 5 - 6 con và đàn bò thịt. “Tui nuôi nhốt là chính, ngoài thức ăn tinh còn cho bò ăn mỗi ngày 2 cữ cỏ voi; bò mau lớn, mắn đẻ, mỗi năm mỗi con bò mẹ đẻ cho một con nghé lai, nuôi tròn trèm nửa năm đã xuất bán 15 - 20 triệu đồng, không có nuôi con gì hơn con bò đâu, mà phải là cỏ voi cho nó ăn thì mới... ngon được” - giọng ông Ba chắc nịch.

Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phong, ông Tô Đình Quy cho biết: “Cả xã có 2.100 hộ, đã có 1.900 hộ nuôi bò, trong đó có không dưới 1.800 hộ trồng cỏ nuôi bò lai”. Tận dụng đất vườn khá rộng, ông Nguyễn Ngọc Đức (ở thôn Văn Trường Đông - xã Mỹ Phong) xây chuồng, làm rông nuôi bò lai, thu lãi cả trăm triệu đồng/năm. Ông tâm sự: Cỏ voi là thức ăn tươi, nhiều bổ dưỡng cho bò lai, nên tui đã chuyển 7 sào ruộng lúa năng suất bấp bênh sang trồng cỏ voi. Tui tính sẽ thuê thêm đất để trồng cỏ voi cho bò đủ ăn cả năm”.

Ở xã miền núi Mỹ Châu, để nuôi 8 - 9 bò cái lai, nông dân Huỳnh Hiệp Nam bỏ đậu, bắp, chuyển 3 sào đất vườn sang trồng cỏ voi, đào giếng, lắp hệ thống bơm tự động, lấy nước tưới cỏ, bón thêm phân bò, nên cỏ voi mướt xanh, lớn nhanh, cho thu hoạch quanh năm. Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Châu, ông Phạm Bính cho biết: “Toàn xã có 1.574 hộ thì đã có hơn 80% số hộ trồng cỏ nuôi bò. Bà con còn tận dụng các khe mương, bờ suối, ven đồi, ven núi để trồng cỏ. Cỏ voi dễ trồng, nếu chăm sóc tốt, cứ giáp một tháng có thể cắt cho bò ăn”.

“Tổng đàn bò của huyện Phù Mỹ hiện có gần 50.000 con, bò lai chiếm hơn 82% tổng đàn. Tuy con số thống kê chưa chính xác, nhưng toàn huyện có trên 40 ha cỏ được trồng để nuôi bò lai” - ông Phạm Công Hảo, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phù Mỹ, cho biết.


Có thể bạn quan tâm

Làm giàu từ cây chanh leo Làm giàu từ cây chanh leo

Vài năm trở lại đây, hiệu quả kinh tế từ cây chanh leo ở xã Kdang (huyện Đak Đoa) và xã Đak Djrăng (huyện Mang Yang) đã thực sự khiến cho người dân ngỡ ngàng.

29/05/2015
Vị ngọt trái cây đầu mùa Vị ngọt trái cây đầu mùa

Nhiều loại trái cây đã bắt đầu vào mùa thu hoạch, điều khiến nhà vườn phấn khởi hơn là đến thời điểm này, giá cả vẫn còn khá cao.

29/05/2015
Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín Thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống kín

Công trình thủy lợi hóa đất màu bằng hệ thống ống tưới kín có tổng kinh phí hơn 7,1 tỷ đồng, được triển khai tại xã Tam Ngọc (TP.Tam Kỳ). Sau gần 2 năm thi công, đến nay đã bắt đầu đi vào hoạt động đã giải quyết bài toán thiếu nước dai dẳng của hàng trăm hộ dân địa phương.

29/05/2015
Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang Không có kênh, 17ha đất sản xuất có nguy cơ bỏ hoang

Không có nước tưới, 17ha mía xứ đồng Bờ An Cây Dừng, thôn Phước Đức, xã Đức Phú (Mộ Đức) năng suất chỉ đạt 2 tấn/sào. Với giá mía hiện nay, người trồng mía nơi đây không tránh khỏi thua lỗ. Chuyển đổi giống cây trồng là phương án đã được tính đến, nhưng trồng cây gì khi nơi đây chỉ có thể trông chờ vào nước trời. Đó là bài toán khó đối với 110 hộ dân chỉ biết sống nhờ vào đồng ruộng.

29/05/2015
Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ Phát triển cây cao su ở huyện Cam Lộ

Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/HU ngày 17/7/2008 của Huyện ủy Cam Lộ (Quảng Trị) về đẩy mạnh phát triển cây cao su giai đoạn 2008 - 2010; Kết luận số 28 - KL/HU ngày 25/11/2011 của Ban Thường vụ Huyện ủy về nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây cao su giai đoạn 2011 - 2015, diện tích cây cao su của địa phương đã phát triển mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến cơ bản về cây trồng, khai thác tiềm năng đất đai hợp lý và giải quyết việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người dân.

29/05/2015