Trang chủ / Gia súc-Gia cầm / Nuôi trâu

Phương pháp xử lý rơm với uree làm thức ăn cho trâu bò

Phương pháp xử lý rơm với uree làm thức ăn cho trâu bò
Tác giả: Hoàng Thị Hương - Trung tâm KNKN Quảng Trị
Ngày đăng: 28/02/2019

Đối với gia súc nhai lại, rơm lúa là nguồn thức ăn quan trọng. Tuy nhiên rơm khô khi chưa được xử lý, chế biến có giá trị dinh dưỡng thấp, nhiều xơ... nên thời gian tiêu hoá kèo dài, tính ngon miệng lại không cao.

Vì vậy để tăng khả năng tiêu hóa rơm và cung cấp các chất dinh dưỡng cho gia súc nhai lại đồng thời nhằm giảm chi phí đầu tư và tăng hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi thì  phương pháp để làm tăng chất lượng của rơm, nâng cao khả năng tiêu hoá rơm đó là phương pháp xử lý hoá học bằng khí Amôniắc (NH3) được tạo ra bởi Urê hoà tan trong nước.

Khi được ủ với urê, rơm trở nên mềm mại hơn và dễ tiêu hoá. Kết quả là tăng thêm được năng lượng, hàm lượng đạm cao hơn, mặt khác nhờ vi sinh vật trong dạ cỏ mà các động vật nhai lại như trâu, bò….. có thể chuyển hoá amôniắc của urê thành Prôtêin để chúng có thể  sử dụng cho sự duy trì cơ thể hoặc sản xuất sữa, thịt.

Cần chú ý rằng lượng urê cho bò ăn cũng phải có giới hạn, không được dùng quá 4 kg urê cho 100 kg rơm khô định ủ.

1.  Phương tiện ủ:

100 kg để cân rơm, nước sạch, urê, muối và vôi bột, một bình tưới nước 10lít.

Bể để ủ là bể hai ngăn, xây gạch trát xi măng. Kích thước bể phụ thuộc vào lượng rơm mà ta muốn ủ. Cũng có thể ủ bằng bao, túi ni lon dày, to, có thể chứa 30 - 50 đến 100 kg rơm khô ( Bể 1m3có thể chứa từ 50 - 70 kg rơm khô)

2. Kỹ thuật ủ rơm với urê:

a. Công thức ủ rơm với urê:

TT

Nguyên liệu

Công thức 1 Công thức 2
1 Rơm khô 100 kg 100 kg
2 Nước sạch 80-100 lít 80 - 100 lít
3 Urê 4 kg 3 kg
4 Muối ăn - 0,5 kg
5 Vôi bột - 0,5 kg

 

b.  Các bước tiến hành:

1. Cân đủ 100 kg rơm (khô), lấy thành từng bó 10 kg.

2. Băm nhỏ rơm thành từng đoạn dài 15 - 20 cm rồi trải đều trên sàn nhà hoặc bạt có độ dày từ 30- 50cm. 

3. Lấy 100 lít nước sạch;  4kg urê;  0,5kg muối ăn và 0,5kg vôi bột.

4. Hòa thứ tự  toàn bộ vôi bột (lắng bỏ cặn), muối ăn và urê và 100 lít nước.

5.  Dùng ô zoa (loại 10 lít) tưới đều 100 lít dung dịch đã hòa lên toàn 100kg rơm.

6. Đưa rơm (đã tưới dung dịch) vòa hố hoặc bao ủ theo từng lớp, mỗi lớp dày 25 - 30 cm rồi nén chặt theo từng lớp, hết lớp này đến lớp khác.

7. Nén chặt một lần nữa rồi đậy kín (đối với hố ủ thì dùng bạt hoặc ni lon phủ kín, đối với bao ủ thì buộc kín).

8. Sau 7-10 ngày có thể lấy cho trâu bò ăn, lưu ý lấy theo lớp và lấy đến đâu đậy kín hổ ủ đên đấy.

Chú ý: 

- Sau ủ, rơm ủ tốt có màu vàng sáng, mùi urê, không có mùi mốc, 7 ngày cho bò ăn dần. Sau khi ăn rơm ủ urê cho uống đủ nước ( 20 - 30 lít/con/ngày). Bốc, dở rơm tới đâu cho ăn tới đó, giỡ xong cho phủ kín như cũ.

- Khi bốc giỡ rơm ra khỏi hỗ ủ phải để rơm trong bóng râm khoảng 20 - 30 phút để làm nhạt màu amôniắc.

- Thời gian tập ăn cho trâu bò là 3-4 ngày, khi chưa quen nên trộn với 1 ít lượng ăn hàng ngày như cỏ xanh…..để hấp dẫn trâu bò ăn. Khi trâu bò đã quen thì không cần trộn lẫn nữa. Bê nghé sau cai sữa 6 tháng tuổi mới tập ăn, lượng rơm ăn không quá 3% khối lượng cơ thể gia súc.


Có thể bạn quan tâm

Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè Dự trữ thức ăn cho trâu bò trong mùa hè

Nếu như trước đây, người chăn nuôi gia súc chỉ biết đến khái niệm “dự trữ thức ăn trong mùa đông” thì giờ đây cần bổ sung khái niệm này vào mùa hè. Bởi thực tế, những năm gần đây khi mùa hè đến thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nhiều nơi trâu bò đã bị thiếu thức ăn trầm trọng ngay trong mùa hè. Vậy nên “dự trữ thức ăn cho trâu, bò trong mùa hè” cũng là điều cần thiết đặt ra với người chăn nuôi.

23/02/2016
Trị bệnh cước chân cho trâu, bò Trị bệnh cước chân cho trâu, bò

Thời tiết lạnh, chuồng nuôi ẩm ướt, trâu, bò phải ngâm chân lâu trong nước lạnh, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém sẽ làm cơ thể chúng suy nhược. Khi sức đề kháng giảm, trâu, bò rất dễ mắc bệnh, trong đó có bệnh khá phổ biến là phát cước chân.

23/02/2016
Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò Bệnh tiên mao trùng trên trâu bò

Bệnh do một loại tiên mao trùng có tên khoa học là Trypanosoma evansi, sống ký sinh trong máu của trâu, bò gây ra. Bệnh nhiễm qua đường máu do các loại ruồi hút máu từ trâu, bò bệnh rồi hút máu trâu, bò khỏe và truyền bệnh cho chúng. Ngoài ra bệnh có thể lây la qua tiêu hóa, đường phân,… Bệnh tiên mao trùng thường phát sinh và lây lan mạnh trong mùa hè và mùa thu.

23/02/2016
Bệnh viêm khớp bê, nghé - Nguyên nhân và cách phòng trị Bệnh viêm khớp bê, nghé - Nguyên nhân và cách phòng trị

Bệnh xảy ra ở bê, nghé sau sinh 1 tháng. Trâu, bò lớn cũng bị nhưng ít hơn.

23/02/2016
Phương pháp chế biến và dự trữ thân lạc làm thức ăn cho trâu bò Phương pháp chế biến và dự trữ thân lạc làm thức ăn cho trâu bò

Cây lạc khi thu hoạch củ vẫn còn xanh và giàu chất dinh dưỡng. Đặc biệt chúng có hàm lượng đạm khá cao 15-16% cao hơn gần 2 lần lượng chất đạm trong hạt ngô.

23/02/2016