Phương Pháp Phát Hiện Bệnh Trên Da Cá

Các nhà nghiên cứu ở Sea Grant, bang Carolina Bắc (Mỹ) đã tìm ra loại thuốc nhuộm chứa huỳnh quang có thể dùng để đánh giá sức khỏe của cá.
Các nhà khoa học phát hiện fluorescein, loại thuốc nhuộm không độc, phát quang trong tối, có thể dùng để phát hiện sự hiện diện các bệnh về da ở bất kỳ nhóm cá nào, kể cả loài cá hồi “bảy sắc”, cá mè mương, cá vàng và cá vược vằn lai. Ed Noga (Ét Nô-ga), giáo sư Khoa Thú y, ĐH Carolina Bắc cho biết “Fluorescein có khả năng sẽ là phương pháp an toàn, không tốn kém giúp phát hiện bệnh về da ở cá với độ chính xác cao”.
Các bệnh truyền nhiễm qua da là các bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến cá nuôi và cá trong tự nhiên. Một số tổn thương về da thực sự ảnh hưởng đến từng quần thể cá vào một lúc nào đó. Phương pháp thử nghiệm này có thể được bất kỳ ai nuôi cá áp dụng, kể cả ngành nuôi trồng thủy sản, bảo tàng thủy sinh và các cửa hàng bán cá cảnh.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sử dụng Fluorescein để phát hiện các vết loét ở da cá. Hiện nay, thuốc nhuộm chứa huỳnh quang được sử dụng phổ biến để phát hiện các rối loạn về mắt, chẳng hạn như tổn thương giác mạc ở người và động vật.
Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng với số lượng nhỏ trong các nghiên cứu lâm sàng về chứng chảy máu mắt hoặc chụp X-quang mạch máu.
Có thể bạn quan tâm

Tỉnh Thái Bình đang tập trung chỉ đạo dập dịch lợn tai xanh tại 2 xã Vũ Hòa (huyện Kiến Xương) và Vũ Vân (huyện Vũ Thư). Hiện tình hình dịch bệnh tai xanh trên địa bàn 2 xã này bước đầu được khống chế, số lợn bị ốm cơ bản đã được chữa trị kịp thời và đang dần hồi phục.

Cá chép Nhật có tên theo tiếng Nhật là Nishiki Koi (có nghĩa là cá chép có màu gấm). Nét độc đáo mà cá chép Nhật thu hút các nghệ nhân và những người thưởng ngoạn cá cảnh là sự đa dạng về màu sắc, hình dạng và kiểu vẩy, vây của cá, nhất là vây đuôi. Cá sống vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o, hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu: 2,5 mg/l, độ pH từ 4 - 9, (thích hợp nhất: pH = 7,6), nhiệt độ nước: 20 -> 27OC. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.

Ngày 10/4/2013, Trưởng Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã đi kiểm tra tiến độ thả nuôi tôm càng xanh năm 2013. Đến nay đã có 18 hộ nông dân ở xã Phú Thọ, Phú Thành B, An Long và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông thả nuôi được trên 90 ha tôm càng xanh. Diện tích tôm giống thả nuôi đạt từ 10 ngày đến trên 75 ngày, đàn tôm đang phát triển tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh.

Xã Vĩnh Thủy (Vĩnh Linh, Quảng Trị) có 1.400 hộ chăn nuôi, hình thức chăn nuôi của người dân ở đây chủ yếu là gia trại, chăn nuôi ngay trong khu dân cư nên vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi là rất đáng quan tâm

Theo Sở NN - PTNT Bình Định, hiện nay, người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh đã thả nuôi trên 1.560 ha mặt nước nuôi tôm, chiếm 71% diện tích tôm nuôi toàn tỉnh. Trong đó, TP Quy Nhơn đã thả nuôi 150,2 ha, Tuy Phước 859,8 ha; Phù Cát 76 ha; Phù Mỹ 424,2 ha và Hoài Nhơn 50,3ha.