Phương Pháp Phát Hiện Bệnh Trên Da Cá

Các nhà nghiên cứu ở Sea Grant, bang Carolina Bắc (Mỹ) đã tìm ra loại thuốc nhuộm chứa huỳnh quang có thể dùng để đánh giá sức khỏe của cá.
Các nhà khoa học phát hiện fluorescein, loại thuốc nhuộm không độc, phát quang trong tối, có thể dùng để phát hiện sự hiện diện các bệnh về da ở bất kỳ nhóm cá nào, kể cả loài cá hồi “bảy sắc”, cá mè mương, cá vàng và cá vược vằn lai. Ed Noga (Ét Nô-ga), giáo sư Khoa Thú y, ĐH Carolina Bắc cho biết “Fluorescein có khả năng sẽ là phương pháp an toàn, không tốn kém giúp phát hiện bệnh về da ở cá với độ chính xác cao”.
Các bệnh truyền nhiễm qua da là các bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến cá nuôi và cá trong tự nhiên. Một số tổn thương về da thực sự ảnh hưởng đến từng quần thể cá vào một lúc nào đó. Phương pháp thử nghiệm này có thể được bất kỳ ai nuôi cá áp dụng, kể cả ngành nuôi trồng thủy sản, bảo tàng thủy sinh và các cửa hàng bán cá cảnh.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sử dụng Fluorescein để phát hiện các vết loét ở da cá. Hiện nay, thuốc nhuộm chứa huỳnh quang được sử dụng phổ biến để phát hiện các rối loạn về mắt, chẳng hạn như tổn thương giác mạc ở người và động vật.
Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng với số lượng nhỏ trong các nghiên cứu lâm sàng về chứng chảy máu mắt hoặc chụp X-quang mạch máu.
Có thể bạn quan tâm

Từ tháng 3/2013 đến nay, trên các cánh đồng ớt ở huyện Bình Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), không khí tất bật mùa thu hoạch. Mới bước vào đầu vụ thu hoạch, giá ớt thu mua khá cao và ngày càng tăng, từ 12.000 đồng/kg lên gần 25.000 đồng/kg, thương lái vào tận ruộng thu mua nên đầu ra quả ớt rất thuận lợi.

Thời gian qua, nhu cầu thị trường thế giới sụt giảm do biến động kinh tế đã làm ảnh hưởng đến nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có con cá tra. Thêm vào đó, đợt xét thuế chống bán phá giá lần thứ 8 của Bộ Công Thương Mỹ làm cho "đầu ra" của con cá tra đã khó lại càng thêm khó.

Với đặc điểm thổ nhưỡng đất cát bạc màu, thiếu nước tưới, ngoài một số ít diện tích chủ động nước sản xuất lúa, đất nông nghiệp ở xã Bình Thuận (huyện Tây Sơn) chỉ phù hợp với cây mì; song trồng mì thời gian dài làm cho đất nghèo dinh dưỡng, hiệu quả không cao. Trong điều kiện như vậy, những năm gần đây người dân chuyển sang trồng cây đậu phụng và điều đó đã giúp họ tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Tuy đã vào mùa vụ thả nuôi tôm mới, nhưng cho đến nay tình hình dịch bệnh, nắng nóng vẫn chưa được cải thiện đã tạo nên tâm lý lo ngại của các hộ nuôi.

Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khuyến khích nông dân trong vùng áp dụng phương pháp sử dụng túi yếm khí để trữ lúa giống, vì bảo đảm chất lượng, tỷ lệ nảy mầm cao. Cách bảo quản rất đơn giản: Sau khi thu hoạch lúa, phơi sấy khô đúng thời gian, nông dân nên dùng túi nhựa PE (còn gọi là túi ni lông yếm khí) có kích cỡ bằng các bao phân bón (loại 50 kg, đang được bán phổ biến trên thị trường) để đựng lúa giống.