Phương Pháp Phát Hiện Bệnh Trên Da Cá

Các nhà nghiên cứu ở Sea Grant, bang Carolina Bắc (Mỹ) đã tìm ra loại thuốc nhuộm chứa huỳnh quang có thể dùng để đánh giá sức khỏe của cá.
Các nhà khoa học phát hiện fluorescein, loại thuốc nhuộm không độc, phát quang trong tối, có thể dùng để phát hiện sự hiện diện các bệnh về da ở bất kỳ nhóm cá nào, kể cả loài cá hồi “bảy sắc”, cá mè mương, cá vàng và cá vược vằn lai. Ed Noga (Ét Nô-ga), giáo sư Khoa Thú y, ĐH Carolina Bắc cho biết “Fluorescein có khả năng sẽ là phương pháp an toàn, không tốn kém giúp phát hiện bệnh về da ở cá với độ chính xác cao”.
Các bệnh truyền nhiễm qua da là các bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến cá nuôi và cá trong tự nhiên. Một số tổn thương về da thực sự ảnh hưởng đến từng quần thể cá vào một lúc nào đó. Phương pháp thử nghiệm này có thể được bất kỳ ai nuôi cá áp dụng, kể cả ngành nuôi trồng thủy sản, bảo tàng thủy sinh và các cửa hàng bán cá cảnh.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sử dụng Fluorescein để phát hiện các vết loét ở da cá. Hiện nay, thuốc nhuộm chứa huỳnh quang được sử dụng phổ biến để phát hiện các rối loạn về mắt, chẳng hạn như tổn thương giác mạc ở người và động vật.
Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng với số lượng nhỏ trong các nghiên cứu lâm sàng về chứng chảy máu mắt hoặc chụp X-quang mạch máu.
Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng vừa tiếp và làm việc với Tập đoàn Hùng Vương về dự án phát triển 2 trang trại nuôi heo thịt công nghệ cao tại huyện Tri Tôn.

Những ngày gần đây, giá nấm rơm đang tăng lên từ 15.000 - 20.000 đồng/kg so với vụ trước. Cụ thể, giá nấm rơm được bày bán ở các chợ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang khoảng 45.000 - 50.000 đồng/kg; còn các tiểu thương thu mua tại nhà của người dân dao động ở mức 35.000 - 38.000 đồng/kg.

Theo thống kê của Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, đến nay toàn huyện phát hiện gần 1.000 ha mì bị bệnh thối củ và cháy lá vi khuẩn.

Cây chè liên quan đến đời sống của hàng trăm nghìn hộ dân, nhưng hiện nay năng suất và hiệu quả kinh tế của loại cây này rất thấp, nguyên nhân chính là do sản xuất manh mún, thiếu liên kết với thị trường, an toàn thực phẩm chưa quản lý tận gốc…

Vụ Hè Thu năm 2015, nông dân các xã Phú Đức và Phú Hiệp, huyện Tam Nông canh tác gần 30 ha củ kiệu. Hiện tại, nông dân đang thu hoạch củ kiệu.