Phương Pháp Phát Hiện Bệnh Trên Da Cá

Các nhà nghiên cứu ở Sea Grant, bang Carolina Bắc (Mỹ) đã tìm ra loại thuốc nhuộm chứa huỳnh quang có thể dùng để đánh giá sức khỏe của cá.
Các nhà khoa học phát hiện fluorescein, loại thuốc nhuộm không độc, phát quang trong tối, có thể dùng để phát hiện sự hiện diện các bệnh về da ở bất kỳ nhóm cá nào, kể cả loài cá hồi “bảy sắc”, cá mè mương, cá vàng và cá vược vằn lai. Ed Noga (Ét Nô-ga), giáo sư Khoa Thú y, ĐH Carolina Bắc cho biết “Fluorescein có khả năng sẽ là phương pháp an toàn, không tốn kém giúp phát hiện bệnh về da ở cá với độ chính xác cao”.
Các bệnh truyền nhiễm qua da là các bệnh phổ biến nhất ảnh hưởng đến cá nuôi và cá trong tự nhiên. Một số tổn thương về da thực sự ảnh hưởng đến từng quần thể cá vào một lúc nào đó. Phương pháp thử nghiệm này có thể được bất kỳ ai nuôi cá áp dụng, kể cả ngành nuôi trồng thủy sản, bảo tàng thủy sinh và các cửa hàng bán cá cảnh.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sử dụng Fluorescein để phát hiện các vết loét ở da cá. Hiện nay, thuốc nhuộm chứa huỳnh quang được sử dụng phổ biến để phát hiện các rối loạn về mắt, chẳng hạn như tổn thương giác mạc ở người và động vật.
Ngoài ra, loại thuốc này còn được dùng với số lượng nhỏ trong các nghiên cứu lâm sàng về chứng chảy máu mắt hoặc chụp X-quang mạch máu.
Có thể bạn quan tâm

Cây hồ tiêu xuất hiện ở Chư Đăng Ya-xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pah (Gia Lai) từ năm 2008 với quy mô nhỏ lẻ và chính thức phát triển mạnh từ năm 2012 đến nay.

Mới vào đầu vụ thu hoạch điều nhưng người trồng điều đã cảm thấy bất an khi giá cứ giảm mỗi ngày. Đầu vụ, mỗi kilôgam điều giá 27 ngàn đồng thì khoảng 10 ngày sau chỉ còn 24-25 ngàn đồng. Giá điều tiếp tục giảm khiến nông dân nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa có công văn về việc cấp kinh phí bổ sung gần 10 tỷ đồng cho 5 huyện: Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình và Tháp Mười nhằm hỗ trợ các khoản chi phí phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho nông dân có diện tích lúa đông xuân 2013-2014 bị dịch muỗi hành gây hại.

Gần 90% nông dân trồng khoai phải đi mua dây khoai lang giống, còn lại tự sản xuất hoặc trao đổi với nhau. Điều này đã làm cho nhiều giống khoai bị thoái hóa, năng suất và chất lượng đạt thấp.

13 hộ trong THT nuôi cá lóc ở ấp Mái Dầm, xã Phú Thành, huyện Trà Ôn hết sức phấn khởi vì sản phẩm của họ đã được bao tiêu thu mua ổn định. Trung bình mỗi ngày, THT giao cho siêu thị Metro tại TP Cần Thơ khoảng 200 kg, tuy không nhiều so với sản lượng cả tổ đã nuôi được, nhưng nhờ giá cả ổn định ở mức khá, và có hợp đồng lâu dài nên bà con yên tâm sản xuất.