Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Mới Phát Hiện Vi Khuẩn EMS

Phương Pháp Mới Phát Hiện Vi Khuẩn EMS
Ngày đăng: 27/09/2014

Các nhà nghiên cứu Thái Lan mới phát triển một phương pháp mới nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS).

Tháng 12/2013, một nhóm các nhà khoa học Thái Lan và Đài Loan cung cấp thông tin về đoạn mồi và giao thức PCR về vi khuẩn gây bệnh EMS làm thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp tôm cả trong nước và quốc tế.

Mặc dù giao thức này đạt được thành công và được đặt tên AP1 và AP2, nhóm nghiên cứu Thái Lan vẫn tiếp tục nghiên cứu bệnh này để cải thiện kỹ thuật phát hiện chúng.

Theo trung tâm Quốc gia kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (BIOTEC), ngày 18/6 tại Diễn đàn Phát triển Công nghiệp tôm quốc tế lần thứ 6 tại Chiết Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã tiết lộ thông tin về phương pháp PCR mới và được cải tiến gọi là phương pháp AP3.

Phương pháp này được dựa trên phát hiện trình tự gen của một loại protein trong một tiểu phần nhỏ của mẫu nước dùng nuôi cấy tế bào từ chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây AHPND, nhưng không phải từ V. parahaemolyticus hoặc vi khuẩn khác mà không gây ra AHPND.

Mẫu tế bào di động được chuẩn bị sẵn có dấu hiệu điển hình của AHPND cấp tính (tế bào biểu mô ống lượn gan tụy có biểu hiện bong tróc lớn) khi cho tôm ăn bởi ống lượn đảo chiều. Mồi (AP3) được thiết kế để khuếch đại trình tự gen của một loại protein nhỏ độc hại từ tiểu phần này.

Theo BIOTEC, phương pháp AP3 kết quả nhạy tới 100%, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm để phát hiện các vi khuẩn AHPND bao gồm việc sử dụng 98 chủng vi khuẩn đặc trưng bởi xét nghiệm sinh học như AHPND và vi khuẩn không có AHPND.

Phương pháp AP3 được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Mahidol, Trung tâm nghiên cứu thú y thủy sản của công ty Charoen Pokphand và công ty BIOTEC.


Có thể bạn quan tâm

Phú Yên: Nuôi Lợn Rừng Thu Lợi Nhuận Cao Phú Yên: Nuôi Lợn Rừng Thu Lợi Nhuận Cao

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã

22/06/2011
10 Giống Mới Của VAAS 10 Giống Mới Của VAAS

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thời gian qua đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây trồng mới. NNVN giới thiệu 10 giống điển hình.

25/02/2012
Tỉ Phú Rắn Mối Tỉ Phú Rắn Mối

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.

27/05/2012
Sẽ Trồng Mới 1.500 Ha Ca Cao Ở Bến Tre Sẽ Trồng Mới 1.500 Ha Ca Cao Ở Bến Tre

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, trong năm 2012, toàn tỉnh sẽ trồng mới 1.500 ha cây ca cao, diện tích đăng ký phân bổ tại các huyện: Giồng Trôm 450 ha, Bình Đại 50 ha, Mỏ Cày Nam 300 ha, Thạnh Phú 50 ha, Mỏ Cày Bắc 300 ha, Ba Tri 50 ha, Châu Thành 250 ha, Chợ Lách 20 ha và thành phố Bến Tre 30 ha. Trong năm 2011, toàn tỉnh đã trồng được 2.197 ha, đạt 80% so kế hoạch năm, nâng tổng diện tích ca cao trong tỉnh đến nay đạt trên 9.000 ha.

27/05/2012
Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang Dạy Nghề Nuôi Trồng Thủy Sản Ở An Giang

Đó là một trong những nội dung được nhiều xã, phường, thị trấn đặc biệt quan tâm và phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trung tâm Giống thủy sản, Hội Nông dân… tổ chức các lớp dạy nghề nuôi ếch, lươn, cá lóc… nhằm tạo thêm việc làm cho người lao động nông thôn, giúp nâng cao thu nhập kinh tế gia đình của các hộ nông dân.

28/05/2012