Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phương Pháp Mới Phát Hiện Vi Khuẩn EMS

Phương Pháp Mới Phát Hiện Vi Khuẩn EMS
Ngày đăng: 27/09/2014

Các nhà nghiên cứu Thái Lan mới phát triển một phương pháp mới nhằm phát hiện vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), hay còn gọi là hội chứng chết sớm (EMS).

Tháng 12/2013, một nhóm các nhà khoa học Thái Lan và Đài Loan cung cấp thông tin về đoạn mồi và giao thức PCR về vi khuẩn gây bệnh EMS làm thiệt hại lớn cho ngành công nghiệp tôm cả trong nước và quốc tế.

Mặc dù giao thức này đạt được thành công và được đặt tên AP1 và AP2, nhóm nghiên cứu Thái Lan vẫn tiếp tục nghiên cứu bệnh này để cải thiện kỹ thuật phát hiện chúng.

Theo trung tâm Quốc gia kỹ thuật di truyền và công nghệ sinh học (BIOTEC), ngày 18/6 tại Diễn đàn Phát triển Công nghiệp tôm quốc tế lần thứ 6 tại Chiết Giang, Quảng Đông, Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã tiết lộ thông tin về phương pháp PCR mới và được cải tiến gọi là phương pháp AP3.

Phương pháp này được dựa trên phát hiện trình tự gen của một loại protein trong một tiểu phần nhỏ của mẫu nước dùng nuôi cấy tế bào từ chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây AHPND, nhưng không phải từ V. parahaemolyticus hoặc vi khuẩn khác mà không gây ra AHPND.

Mẫu tế bào di động được chuẩn bị sẵn có dấu hiệu điển hình của AHPND cấp tính (tế bào biểu mô ống lượn gan tụy có biểu hiện bong tróc lớn) khi cho tôm ăn bởi ống lượn đảo chiều. Mồi (AP3) được thiết kế để khuếch đại trình tự gen của một loại protein nhỏ độc hại từ tiểu phần này.

Theo BIOTEC, phương pháp AP3 kết quả nhạy tới 100%, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm để phát hiện các vi khuẩn AHPND bao gồm việc sử dụng 98 chủng vi khuẩn đặc trưng bởi xét nghiệm sinh học như AHPND và vi khuẩn không có AHPND.

Phương pháp AP3 được phát triển bởi một nhóm các nhà khoa học đến từ Đại học Mahidol, Trung tâm nghiên cứu thú y thủy sản của công ty Charoen Pokphand và công ty BIOTEC.


Có thể bạn quan tâm

Nhu cầu tiêu dùng cao, rau củ Đà Lạt tăng giá Nhu cầu tiêu dùng cao, rau củ Đà Lạt tăng giá

Hiện đang vào mùa thu hoạch chính của các loại rau củ đặc sản của Đà Lạt (Lâm Đồng) như xà lách, cà chua, súp lơ, bắp cải, cải thảo, nhưng do thị trường đang tiêu thụ mạnh nên giá các loại rau tăng cao so với tháng trước. Giá tăng nhưng các mặt hàng rau, củ Đà Lạt vẫn đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu thu mua và xuất khẩu của các cơ sở kinh doanh tại Đà Lạt.

14/09/2015
Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng

Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi ăn có vị thanh, mát.

14/09/2015
Khó khăn trong xuất khẩu gạo tụt lùi do độc quyền tập thể Khó khăn trong xuất khẩu gạo tụt lùi do độc quyền tập thể

Nhiều ý kiến cho rằng đã đến lúc phải cởi bỏ chính sách “độc quyền tập thể” trong xuất khẩu lúa gạo theo Nghị định 109. Thay vào đó, cần tạo cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp (DN) mới, năng động tham gia xuất khẩu gạo.

14/09/2015
Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

Độc giả Phạm Hoàn (Đồng Nai) hỏi: Gia đình tôi muốn đầu tư hệ thống tưới nước tiết kiệm để sản xuất nông nghiệp thì có được Nhà nước hỗ trợ không? Xin hỏi Nhà nước quy định thế nào về việc hỗ trợ nông dân nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp?

14/09/2015
Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm Từ tú ông thành tỷ phú đầm tôm

Đã từng là ông chủ kinh doanh dịch vụ “sung sướng” có số má ở bãi biển Quất Lâm (Giao Thủy, Nam Định), anh Cao Văn Trúng (40 tuổi) đã bất ngờ bỏ nghề để lên bãi đầm hoang khai phá nuôi tôm thẻ.

14/09/2015