Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Phương Pháp Mới Cho Thanh Long Trái Vụ

Phương Pháp Mới Cho Thanh Long Trái Vụ
Ngày đăng: 04/04/2012

Phương pháp kích thích bằng cách chấm thuốc VSL 1 để thanh long ra hoa trái vụ được nhà vườn Bình Thuận áp dụng trong 3 năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ở xã Mương Mán (Hàm Thuận Nam) có gia đình bà Phan Thị Hồng Huệ thực hiện chấm 2 chai thuốc nhỏ (12 cc) trên thanh long vườn nhà, đã thu hoạch được 6 tạ, bán 2,5 triệu, lãi 2 triệu đồng. Cùng xã, ở thôn Đại Thành, ông Võ Xuân Hoàng cũng dùng 4 chai nhỏ, chấm ra 4 thiên trái, được 2,4 tấn, bán 12 triệu, lãi 10 triệu đồng. Riêng ở thôn Đằng Thành có ông Phạm Văn Khả (Bảy Khả), đã mạnh dạn bỏ tiền mua thuốc chấm tới 1,7 triệu, thu hoạch được 7 tấn trái, bán 28 triệu, lãi hơn 24 triệu đồng.
 
So sánh với phương pháp chong đèn điện, hiệu quả và lợi nhuận của việc dùng thuốc VSL 1 cao hơn. Theo tính toán, 150 trụ thanh long cần khoảng 3 triệu đồng tiền dầu cho 15 đêm chong đèn liên tục, nếu ra 3 thiên bông mới đạt. Sau khi cắt điện thì mất 5 ngày nữa mới thấy bông; đến thời điểm thu hoạch phải mất thêm 55 - 60 ngày nữa; nếu thời tiết không thuận lợi thì sau khi rút điện, thanh long không thể ra hoa.

Nếu dùng VSL 1 thì sau khi bóc mắt thanh long, chấm thuốc 2 ngày đã thấy nụ bông. Chi phí cho 150 trụ thanh long chỉ 1 triệu đồng, trong đó tiền thuốc là 500.000 đồng, trả tiền công thuê người chấm 500.000 đồng. Trong quá trình kích thích, nhà vườn chọn lựa cành, mắt khỏe để cho ra trái nên đạt kết quả cao, trái được nuôi dưỡng trên cành đủ sức nên to hơn; thời gian thu hoạch sớm hơn 20 ngày so với chong đèn. Sau khi cho đợt trái đầu tiên khoảng 20 đến 25 ngày, nhà vườn tiếp tục làm được đợt thứ hai trên những cành khác, trong khi phương pháp chong đèn trong thời gian nuôi dưỡng trái không cho phép kích thích đợt trái thứ hai.

Ông Bảy Khả cho biết ông mua 9 chai lớn (loại 24 ml) hết 1.683.000 đồng, chấm ra 14 thiên bông, lặt bỏ bớt những bông xấu, còn hơn 13 thiên trái, thu hoạch 7 tấn, giá bình quân 4.000 đ/kg. Việc thực hiện theo phương pháp này còn an toàn hơn dùng điện


Có thể bạn quan tâm

Bảo Quản Thanh Long Bảo Quản Thanh Long

Cây thanh long (tên tiếng Anh là Pitahaya, hay còn gọi là Dragon fruit, thuộc họ Xương rồng, có nguồn gốc ở các vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia. Thanh long được người Pháp đem vào trồng ở Việt Nam trên 100 năm nay, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa từ thập niên 1980

13/02/2011
Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Trên Cây Thanh Long Phòng Trừ Ruồi Đục Quả Trên Cây Thanh Long

Ruồi đục quả là loài gây hại lớn cho sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, là đối tượng kiểm dịch thực vật của nhiều nước như: Nhật Bản, Mỹ, Đài Loan… trên các loại rau quả tươi. Trong thời gian qua, các nước nhập khẩu quả thanh long đã cảnh báo nhiều về nguy cơ ruồi đục quả trên trái thanh long.

22/12/2011
Sử Dụng Bẫy Nhử Pheramon Phòng Trừ Ruồi Vàng Đục Quả Thanh Long Sử Dụng Bẫy Nhử Pheramon Phòng Trừ Ruồi Vàng Đục Quả Thanh Long

Ruồi đục quả là đối tượng dịch hại đối với nhiều loại cây ăn trái như: xoài, sa bu chê, táo, nhãn, ổi, thanh long… Để hạn chế loại bệnh trên, năm 2009, tại thôn Đại Lộc, xã Hàm Hiệp, Trạm BVTV huyện HTB (Bình Thuận) thực hiện mô hình đặt bẫy nhử Pheramon phòng trừ ruồi đục quả thanh long với diện tích 15 ha, có 15 hộ tham gia đã thu được kết quả.

22/12/2011
Lưu Ý Khi Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Lưu Ý Khi Trồng Thanh Long Ruột Đỏ

Cũng như giống thanh long nói chung, thanh long ruột đỏ ưa sáng, đất trồng không ngập nước. Cây không bị che ánh sáng mặt trời quá 30% diện tích chiếu sáng. Nước tưới không nhiễm phèn, mặn.

22/12/2011
Bã Diệt Kiến Tự Chế Trong Sản Xuất Thanh Long Bã Diệt Kiến Tự Chế Trong Sản Xuất Thanh Long

Kiến là một trong số các đối tượng nguy hại nhất, làm giảm chất lượng trái thanh long thương phẩm, giảm đáng kể thu nhập của nhà vườn. Hiện nay nhiều nông dân trồng thanh long ở xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đang sử dụng bã diệt kiến tự chế đem lại hiệu quả cao trong diệt kiến mà không gây hại cho người tiêu dùng và môi trường.

22/12/2011