Trang chủ / Cây ăn trái / Thanh long

Phương Pháp Mới Cho Thanh Long Trái Vụ

Phương Pháp Mới Cho Thanh Long Trái Vụ
Ngày đăng: 04/04/2012

Phương pháp kích thích bằng cách chấm thuốc VSL 1 để thanh long ra hoa trái vụ được nhà vườn Bình Thuận áp dụng trong 3 năm qua đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ở xã Mương Mán (Hàm Thuận Nam) có gia đình bà Phan Thị Hồng Huệ thực hiện chấm 2 chai thuốc nhỏ (12 cc) trên thanh long vườn nhà, đã thu hoạch được 6 tạ, bán 2,5 triệu, lãi 2 triệu đồng. Cùng xã, ở thôn Đại Thành, ông Võ Xuân Hoàng cũng dùng 4 chai nhỏ, chấm ra 4 thiên trái, được 2,4 tấn, bán 12 triệu, lãi 10 triệu đồng. Riêng ở thôn Đằng Thành có ông Phạm Văn Khả (Bảy Khả), đã mạnh dạn bỏ tiền mua thuốc chấm tới 1,7 triệu, thu hoạch được 7 tấn trái, bán 28 triệu, lãi hơn 24 triệu đồng.
 
So sánh với phương pháp chong đèn điện, hiệu quả và lợi nhuận của việc dùng thuốc VSL 1 cao hơn. Theo tính toán, 150 trụ thanh long cần khoảng 3 triệu đồng tiền dầu cho 15 đêm chong đèn liên tục, nếu ra 3 thiên bông mới đạt. Sau khi cắt điện thì mất 5 ngày nữa mới thấy bông; đến thời điểm thu hoạch phải mất thêm 55 - 60 ngày nữa; nếu thời tiết không thuận lợi thì sau khi rút điện, thanh long không thể ra hoa.

Nếu dùng VSL 1 thì sau khi bóc mắt thanh long, chấm thuốc 2 ngày đã thấy nụ bông. Chi phí cho 150 trụ thanh long chỉ 1 triệu đồng, trong đó tiền thuốc là 500.000 đồng, trả tiền công thuê người chấm 500.000 đồng. Trong quá trình kích thích, nhà vườn chọn lựa cành, mắt khỏe để cho ra trái nên đạt kết quả cao, trái được nuôi dưỡng trên cành đủ sức nên to hơn; thời gian thu hoạch sớm hơn 20 ngày so với chong đèn. Sau khi cho đợt trái đầu tiên khoảng 20 đến 25 ngày, nhà vườn tiếp tục làm được đợt thứ hai trên những cành khác, trong khi phương pháp chong đèn trong thời gian nuôi dưỡng trái không cho phép kích thích đợt trái thứ hai.

Ông Bảy Khả cho biết ông mua 9 chai lớn (loại 24 ml) hết 1.683.000 đồng, chấm ra 14 thiên bông, lặt bỏ bớt những bông xấu, còn hơn 13 thiên trái, thu hoạch 7 tấn, giá bình quân 4.000 đ/kg. Việc thực hiện theo phương pháp này còn an toàn hơn dùng điện


Có thể bạn quan tâm

Bệnh Đốm Trắng Thanh Long & Giải Pháp Quản Lý Tạm Thời Bệnh Đốm Trắng Thanh Long & Giải Pháp Quản Lý Tạm Thời

Bệnh đốm trắng thanh long hay còn gọi là bệnh đốm nâu, tắc kè, bệnh ma là những tên gọi khác nhau mà bà con nông dân trồng thanh long ở Bình Thuận, Tiền Giang và Long An đặt tên cho một loại dịch hại mới phát sinh, gây thiệt hại nghiêm trọng và có xu hướng ngày càng lan rộng (NNVN đã phản ánh).

09/08/2013
Quy Trình Tạm Thời Phòng Chống Bệnh Đốm Nâu Hại Thanh Long Quy Trình Tạm Thời Phòng Chống Bệnh Đốm Nâu Hại Thanh Long

Thời gian gần đây, các vùng trồng thanh long trên địa bàn tỉnh ta bị bệnh đốm nâu gây hại thanh long (nông dân thường gọi là bệnh đốm trắng hay bệnh tắc kè). Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và mức độ gây hại ngày càng tăng, làm giảm giá trị thương phẩm của trái thanh long.

14/08/2013
Các Biện Pháp Tạm Thời Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long Các Biện Pháp Tạm Thời Trị Bệnh Đốm Trắng Trên Cây Thanh Long

Theo kết quả giám định một số mẫu bệnh đốm trắng trên cành thanh long do Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Thuận gửi đến, qua kết quả phân lập và giám định tác nhân đã xác định tác nhân gây bệnh đốm trắng trên thanh long là do nấm Neoscytalidium dimidiatum gây ra.

14/08/2013
Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Văn Điển Cho Cây Thanh Long Hướng Dẫn Sử Dụng Phân Văn Điển Cho Cây Thanh Long

Cây thanh long có nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nhưng không chịu được giá lạnh. Chúng dễ sống, dễ trồng, mọc được trên nhiều loại đất khác nhau.

14/02/2014
Biến Phế Phẩm Của Cây Thanh Long Thành Phân Hữu Cơ Sinh Học Biến Phế Phẩm Của Cây Thanh Long Thành Phân Hữu Cơ Sinh Học

Lâu nay, nông dân trồng thanh long VietGAP đang gặp khó trong các khâu đảm bảo vệ sinh môi trường. Một trong những nguyên do là sau khi cắt tỉa cành, phế phẩm từ cây thanh long không có chỗ tiêu hủy. Tìm biện pháp để “biến” các loại phế phẩm đó trở thành phân hữu cơ sinh học, đang là sự quan tâm của không ít nông dân trong tỉnh Bình Thuận.

27/04/2014