Phụng Hiệp (Hậu Giang) Thu Hoạch Gần 6.000ha Mía

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.
Với tiến độ thu hoạch mỗi ngày khoảng 100ha mía như hiện nay, 2 doanh nghiệp mía đường trên địa bàn tỉnh là Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) và Công ty TNHH Mía đường cồn Long Mỹ Phát đã cam kết trước ngày 20-12 tới sẽ tiêu thụ dứt điểm khoảng 2.500ha mía còn lại của huyện Phụng Hiệp, riêng địa bàn TP.Vị Thanh sẽ dứt điểm vào cuối tháng 2-2015.
- Từ ngày 30-10 tới nay, giá mía trên địa bàn huyện Phụng Hiệp liên tục sụt giảm, trung bình trong 10 ngày qua giá mía đã giảm từ 80-120 đồng/kg. Hiện tại, thương lái thu mua các giống mía như: ROC 16, QĐ 11, QĐ 13 với giá từ 700-870 đồng/kg, nhưng hầu hết những giống mía này được nông dân thu hoạch gần như dứt điểm do là giống mía chín sớm.
Các giống mía còn lại chủ yếu là giống mía chín muộn như: K 88-92, K 94-84 được thương lái thu mua tại rẫy với giá rất thấp từ 620-730 đồng/kg. So với tuần trước đó, giá mía đã giảm từ 20-40 đồng/kg, và từ 80-120 đồng/kg trước thời điểm 30-10.
Được biết, toàn huyện Phụng Hiệp đã thu hoạch trên 5.700ha, còn khoảng 2.600ha đang được nông dân tiến hành thu hoạch. Hiện tại, ở xã Phương Bình đã ghi nhận một vài héc-ta mía có dấu hiệu trổ cờ.
Nguồn bài viết: http://www.baohaugiang.com.vn/newsdetails/1D3FE1830D3/Phung_Hiep_thu_hoach_gan_6_000ha_mia.aspx
Có thể bạn quan tâm

Khoảng 2.200 hộ nông dân nghèo tại tỉnh Trà Vinh sẽ được hỗ trợ để thoát nghèo thông qua dự án “Kinh doanh cùng người thu nhập thấp”.

Thời gian gần đây, nông dân ở huyện Sông Hinh (Phú Yên) phá bỏ cây cà phê, chuyển sang trồng sắn, tiêu, cao su. Điều đáng nói là khi giá nông sản xuống thấp, nông dân đã vội bỏ cây trồng này để chạy theo cây trồng khác chỉ vì lợi nhuận trước mắt chứ không quan tâm đến định hướng quy hoạch lâu dài của địa phương.

Bằng việc áp dụng kỹ thuật ghép chồi trên các thân cây điều già, người trồng điều ở Bình Phước đã rất thành công trong việc “trẻ hóa” vườn điều của mình, mà không cần phải chặt bỏ cây điều già cỗi để trồng lại.

Những ngày sau tết, nhiều người dân tại các vùng rau chuyên canh ở Quảng Ngãi rơi vào cảnh dở khóc dở mếu do giá rau rẻ như bèo, tiền bán rau không đủ trả tiền công.

Từ nuôi lợn, trồng chè, anh Nguyễn Văn Mạch (thôn Đoàn Kết, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) năm nào cũng thu về 70-80 triệu đồng.