Phụng hiệp (Hậu Giang) có 7.800ha mía được nhà máy đường bao tiêu

Hiện đã có hai công ty ký hợp đồng bao tiêu mía trên địa bàn huyện là Công ty Casuco và Công ty đường cồn Long Mỹ Phát. Theo đó, Công ty Casuco hợp đồng bao tiêu trên 6.000ha, với giá 830 đồng/kg, 10 chữ đường tại cầu cảng; diện tích mía còn lại được Công ty đường cồn Long Mỹ Phát bao tiêu với hình thức mía “xô”, cân tại rẫy với giá 600 đồng/kg, không tính chữ đường, tuy nhiên, phía công ty sẽ nâng giá mía theo chiều hướng có lợi cho người nông dân nếu giá mía thị trường có tăng.
Có thể bạn quan tâm

Gần một năm nay, dựa vào cái nắng khá gay gắt ở vùng đất Tây Ninh này, anh Trần Văn Quân (34 tuổi, ngụ ấp 1, xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) đã cải thiện được kinh tế gia đình bằng nghề nuôi dông - một loài bò sát chỉ có ở các tỉnh miền Trung đầy cát và nắng gió.

Trước tình trạng rau quả Việt Nam xuất sang Liên minh châu Âu (EU) vi phạm các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tăng cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa chỉ đạo Cục Bảo vệ thực vật gửi thông báo, yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu tạm dừng làm thủ tục kiểm dịch thực vật đối với 5 mặt hàng rau quả xuất sang EU từ nay đến hết năm 2012.

Hoàn thiện quy trình gieo thẳng lúa theo hàng bằng dụng cụ kéo tay trên các chân đất và mùa vụ khác nhau là tên của đề tài khoa học do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội nghiên cứu thành công và được Sở Khoa học công nghệ chuyển giao đến các địa phương, hợp tác xã nông nghiệp của Hà Nội, để ứng dụng vào thực tiễn.

Gia đình chị Nguyễn Thị Thao (sinh năm 1973) ở thôn Chánh Hòa, xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã mạnh dạn đi đầu, huy động nguồn vốn gần 200 triệu đồng từ gia đình và vay ngân hàng đầu tư xây dựng chuồng trại để nuôi nhím và đã thành công với mô hình này

Từ những năm 2000, khi người tiêu dùng Hà Nội còn "mù mờ" với khái niệm rau an toàn (RAT), nông dân phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai đã bắt đầu làm quen với quy trình sản xuất này. Nghề trồng rau đã làm giàu cho hàng trăm hộ dân.