Phú Yên Xuất Hiện Rệp Sáp Bột Hồng Hại Sắn

Ông Đặng Văn Mạnh, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, cho biết, hiện nay tại các xã An Hải, An Hòa, An Mỹ, An Cư (huyện Tuy An - Phú Yên) rệp sáp bột hồng hại sắn xuất hiện gây hại 18ha, trên giống KM 94.
Đoàn kiểm tra của Trung tâm Bảo vệ thực vật Miền Trung và Sở NN-PTNT đã điều tra, nhận định rệp sáp bột hồng là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ và là đối tượng sâu hại mới, lần đầu tiên xuất hiện gây hại sắn ở nước ta.
Sự xuất hiện của rệp sáp bột hồng là mối đe dọa nguy hiểm đối với các vùng trồng sắn trong tỉnh, do chúng lây lan chủ yếu qua đường hom giống, các dụng cụ canh tác và gió.
Do tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng của rệp sáp bột hồng đối với sản xuất sắn nên ngành chức năng cần sớm triển khai các biện pháp cụ thể để ngăn chặn sự lây lan. Trước mắt, Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên tổng điều tra rệp sáp bột hồng trong toàn tỉnh nhằm xác định vùng gây hại của chúng để có biện pháp quản lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil (Đăk Nông) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại một hộ nông dân thực hiện mô hình ở xã Đăk Lao.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 339.765 tấn, trong đó có 114.215 tấn tôm, còn lại là các loại thuỷ sản khác, đạt gần 80% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.

Thời gian gần đây, bà con trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao trong hai năm qua, nhiều nông dân trồng sả thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, đến nay diện tích trồng sả toàn huyện đạt gần 450 hecta, tăng gấp 10 lần so với đầu năm.

Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Bhríu Pố (thôn A Rớh, xã Lăng, Tây Giang) - người được mệnh danh là “vua sâm ba kích” của Quảng Nam bây giờ vẫn gắn chặt với núi rừng và những cây ba kích của mình. Trăn trở lớn nhất của ông là làm thế nào để giống cây quý hiếm này trở thành loại cây chủ lực giúp nhân dân địa phương thoát nghèo.