Phú Yên Xử Lý Nghiêm Các Hành Vi Sản Xuất, Kinh Doanh Tôm Chứa Tạp Chất

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ thị về việc ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Theo đó, Sở NN-PTNT tăng cường việc thanh tra, kiểm tra giám sát theo quy định đối với các cơ sở nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thủy sản, nhằm ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất kinh doanh tôm có chứa tạp chất; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo Nghị định 178/2013 của Chính phủ và pháp luật hiện hành; công khai các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân vi phạm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi các quy định pháp luật về kiểm soát tạp chất và tác hại nghiêm trọng của hành vi đưa tạp chất vào tôm (kể cả hành vi bơm chích agar; dùng hóa chất tẩy rửa, xử lý tôm hùm chết để bán ra thị trường); vận động, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng, khai thác, thu gom, sơ chế, bảo quản, vận chuyển, chế biến, kinh doanh thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, HACCP…
Bên cạnh đó, vận động các doanh nghiệp, cơ sở nuôi trồng, khai thác, bảo quản, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thủy sản tự nguyện cam kết không đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, không sản xuất kinh doanh tôm, các sản phẩm tôm có chứa tạp chất; thông báo công khai danh sách các cơ sở, doanh nghiệp cam kết.
Chỉ thị cũng yêu cầu Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật, kiến thức về bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) cho người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; hướng dẫn cho người tiêu dùng nhận biết được biểu hiện tôm có chứa tạp chất, tôm bảo đảm ATTP; cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra điều kiện bảo đảm ATTP tại các bếp ăn tập thể, nhà hàng...
Có thể bạn quan tâm

Theo kết quả phân tích mẫu tôm biển kiểm tra bệnh định kỳ của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản từ cuối tháng 02 đến ngày 17 tháng 3 năm 2014, xét nghiệm 13 mẫu tôm chân trắng nuôi và 06 mẫu tôm giống, đã phát hiện 07 mẫu tôm chân trắng nuôi và 04 mẫu tôm giống nhập tỉnh nhiễm bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và biểu mô (IHHNV).

Huyện Quảng Xương: Vụ mùa năm 2014, huyện Quảng Xương gieo cấy hơn 8.500 ha, trong đó cơ cấu trên 60% diện tích lúa mùa muộn. Hiện nay, ở các xã: Quảng Cát, Quảng Phong, Quảng Châu... hơn 90% diện tích lúa mùa đang bị các đối tượng sâu bệnh tấn công, đặc biệt là sâu cuốn lá nhỏ; mật độ trung bình là trên 100 con/m2, cá biệt, có nơi lên tới trên 300 con/m2.

Đánh bắt và khai thác nguồn lợi thuỷ sản mùa nước nổi là nghề rất đặc thù của người dân vùng châu thổ ĐBSCL, nhất là vùng Đồng Tháp Mười và khu vực Tứ giác Long Xuyên.

Đối với nghề nuôi tôm biển (sú, thẻ chân trắng ) đặc biệt là nuôi thâm canh thì vấn đề như: môi trường, mầm bệnh, chăm sóc và quản lý,…là các yếu tố quyết định sự thành công của nghề nuôi tôm.

Yêu cầu cao hơn về tiêu chuẩn chất lượng thủy sản tại các thị trường như Mỹ, Nhật Bản đang thực sự gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Do đó, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, trong đó có thị trường Bỉ là cần thiết.