Phú Yên Sản Xuất Cá Ngừ Theo Chuỗi Giá Trị

Tỉnh Phú Yên đang tổ chức, triển khai Nghị định số 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản và tổ chức mô hình thí điểm sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị.
Theo đó, kể từ ngày 25/8/2014 đến hết năm 2016, tất cả các tổ chức, cá nhân đang hoạt động liên quan đến thủy sản đều được hưởng các chính sách ưu đãi về đầu tư và tín dụng.
Cụ thể, ngân sách Trung ương sẽ ưu đãi đầu tư từ 50% đến 100% đối với các hạng mục thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm: kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu, hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng)…
Về chính sách tín dụng, tất cả những người đang hoạt động nghề cá khi vay vốn đóng mới tàu, nâng cấp tàu sắt, tàu gỗ có công suất trên dưới 400CV đánh bắt xa bờ sẽ được vay từ 70 - 95% tổng giá trị đầu tư với lãi suất 7%/năm.
Chủ tàu phải trả mức lãi suất từ 1 - 3%/năm, phần còn lại, ngân sách Nhà nước hỗ trợ. Thời hạn vay vốn 11 năm, năm đầu tiên chủ tàu được miễn lãi và chưa phải trả gốc.
Đặc biệt, chủ tàu được thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay làm tài sản để bảo đảm khoản vay. Ngoài ra, Nghị định còn có một số chính sách ưu đãi khác về bảo hiểm, thuế, đào tạo hướng dẫn thuyền viên, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ đất liền ra tàu khai thác hải sản xa bờ và vận chuyển sản phẩm từ tàu vào đất liền.
Ông Nguyễn Văn Sang (nghiệp đoàn nghề cá Hòa Hiệp Trung) kiến nghị, tỉnh tổ chức rà soát, kiểm tra để cấp vốn đúng cho những người bám biển, tránh tình trạng cấp vốn không đúng đối tượng.
Công ty cổ phần Bá Hải - đơn vị thu mua và chế biến cá ngừ tại Phú Yên cho biết, công ty sẽ đẩy mạnh mô hình sản xuất cá ngừ theo chuỗi giá trị. Theo đó, các tàu đánh bắt cá ngừ sẽ thực hiện việc sơ chế và bảo quản sản phẩm theo hướng dẫn của công ty ngay khi đánh bắt cá lên tàu.
Công ty sẽ hỗ trợ các chủ tàu cải tạo hầm bảo quản từ vật liệu xốp lót bạt nhựa sang hầm bảo quản bằng vật liệu PU bọc cách nhiệt bằng inox. Các tàu cũng sẽ được trang bị một máy làm đá từ nước biển giúp cho cá được làm lạnh nhanh chóng bảo đảm cho chất lượng cá để nâng cao giá trị sản phẩm.
Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức tàu thu mua thủy sản trực tiếp trên biển giúp ngư dân giảm chi phí đi lại, đồng thời rút ngắn thời gian bảo quản. Ngoài ra, công ty cũng sẽ bao tiêu toàn bộ cá ngừ và các loại cá khác mà các tàu đã đăng ký. Riêng cá ngừ, công ty sẽ mua với giá cao hơn 15% so với giá mặt bằng tại thời điểm thu mua.
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Nguyễn Xuân Trương, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hiện nay phong trào chăn nuôi ở xã đang phát triển mạnh về số hộ lẫn đàn vật nuôi, ngoài nuôi heo, gà... thì mô hình chăn nuôi dê đang mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ dân, giúp họ vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Giun (trùn) quế có chứa trên 8% axit, khi sử dụng làm thức ăn chăn nuôi giúp vật nuôi ăn khỏe, chóng lớn, ít bệnh tật, cho thịt thơm ngon hơn hẳn so với vật nuôi thông thường. Ngày càng có nhiều hãng sản xuất thức ăn công nghiệp quan tâm đưa bột trùn trộn vào thức ăn chăn nuôi để tạo sự khác biệt so với thức ăn thông thường, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường.

Tận dụng lợi thế của một địa phương miền núi, với nhiều diện tích vườn cây ăn quả, đồi rừng, người dân xã Thành Kim (Thạch Thành - Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi ong mật. Từ những hộ nuôi ban đầu cho hiệu quả kinh tế cao nên xã đã khuyến khích các hộ có điều kiện nhân rộng đàn ong.

Thông tin từ Cục Thống kê Đồng Nai cho hay, trong 6 tháng của năm 2015, các doanh nghiệp trên địa bàn đã nhập khẩu gần 1,1 triệu tấn bắp. Để nhập khẩu lượng bắp trên, các doanh nghiệp phải chi ra gần 259 triệu USD, so với cùng kỳ năm trước thì bắp nhập khẩu tăng gần 60% về lượng và 75% về giá.

Hàng chục triệu hộ chăn nuôi sẽ sống ra sao khi mà chỉ cần 10 doanh nghiệp nhập khẩu bò là đủ đáp ứng nhu cầu của hơn 90 triệu dân?