Phú Yên Phát Động Thả Con Giống Tái Tạo Nguồn Lợi Thủy Sản

Sáng 1/4, Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản tại TX Sông Cầu và huyện Sông Hinh.
Tham dự lễ phát động, về phía Trung ương có đồng chí Nguyễn Ngọc Oai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cùng các đồng chí lãnh đạo các vụ, viện, cục thuộc Bộ NN-PTNT; về phía tỉnh Phú Yên có đồng chí Lê Văn Trúc, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành ở tỉnh, huyện Sông Hinh và TX Sông Cầu cùng hơn 400 người dân ở địa phương…
Sau lễ phát động, Tổng cục Thủy sản, UBND tỉnh đã thả 800.000 con tôm sú cỡ P12-P15 tại vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu); Sở NN-PTNT tỉnh thả 70kg cá mè, trắm, chép giống kích cỡ từ 4-7cm tại hồ trung tâm TT Hai Riêng và hồ La Bách (Sông Hinh). Tôm, cá giống trên được các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên ươm nuôi, cung cấp nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản ở các địa phương.
Theo ban tổ chức, hoạt động thả giống thủy sản bổ sung hàng năm vào một số thủy vực tự nhiên nhằm góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về tầm quan trọng bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, đồng thời tạo điều kiện cho một số loài thủy sản bản địa, quý hiếm, có giá trị kinh tế được khôi phục nguồn lợi, tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, lập lại cân bằng sinh thái, ổn định quần thể sinh vật thủy sinh trong các thủy vực.
Qua đó, kêu gọi các tổ chức, cá nhân chung tay giữ gìn, phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái.
Đây là hoạt động nằm trong chương trình Festival thủy sản Việt Nam năm 2014 được tổ chức tại tỉnh Phú Yên và kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (1/4/1959-1/4/2014).
Có thể bạn quan tâm

Không có ngành, lĩnh vực nào phát triển “thần tốc” như ngành sản xuất cá tra. Nó đã từng giúp cho hàng ngàn nông dân trở nên giàu có, hàng trăm doanh nghiệp (DN) ăn nên làm ra, giúp ngành thủy sản cả nước luôn giữ tốc độ phát triển cao, trong khoảng 10 năm (2002- 2012).

Mặc dù giá trị kinh tế không cao như nuôi thuỷ sản nhưng cây chuối ở Cà Mau có diện tích lớn nhất so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, với khoảng 5.000 ha, tập trung nhiều ở 3 huyện: U Minh, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Xã Tân Công Sính (huyện Tam Nông - Đồng Tháp) có kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Ngoài việc đồng áng, nhiều phụ nữ còn thời gian nhàn rỗi. Nhằm tạo thêm việc làm, năm 2012, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã tư vấn giới thiệu mô hình nuôi ong cho các chị phụ nữ trong xã.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) đã giúp nông dân nâng cao chất lượng lúa gạo, tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí trong khâu thu hoạch. Song, do máy gặt đập liên hợp phun rơm ra đồng ruộng trên diện rộng, khó thu gom sử dụng cho các mục đích sản xuất khác nên nguồn rơm này hầu như bị bà con nông dân bỏ phí hoặc đốt bỏ tại đồng gây ô nhiễm môi trường. Cách làm gây lãng phí này đang được ngành nông nghiệp TP Cần Thơ quan tâm tìm cách giải quyết.

Để chủ động ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của một huyện vùng ven biển, năm 2012, Đông Hải (Bạc Liêu) đã tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là mô hình nuôi tôm quảng canh - quảng canh cải tiến kết hợp. Đồng thời, thực hiện phương châm nuôi trồng đa con gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.