Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phú Yên Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Sinh Sản An Toàn Sinh Học

Phú Yên Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Sinh Sản An Toàn Sinh Học
Ngày đăng: 07/07/2014

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.

Trong năm 2013-2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Phú Yên triển khai mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học, quy mô 2.000 con vịt giống Khakicampbell cho 04 hộ nông dân tại xã Hoà Thắng thực hiện. Các hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua giống và 30% kinh phí thức ăn, thuốc thú y theo định mức kỹ thuật.

Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tổ chức tập huấn kỹ thuật nên các hộ đều áp dụng theo đúng quy trình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo định kỳ, vệ sinh sát trùng chuồng trại, quanh khu vực chăn nuôi theo đúng hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo.

Mô hình đạt các chỉ tiêu đề ra như: tỷ lệ nuôi sống đạt trên 90% tổng đàn, tỷ lệ vịt mái vào đẻ đạt trên 85%; trọng lượng bình quân khi vào đẻ 1,6 – 1,8 kg/con; năng suất trứng/mái bình quân đạt trên 220 quả/mái/năm. Tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 85%.

Mô hình chăn nuôi vịt sinh sản ATSH thật sự mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi, đặc biệt qua mô hình đã giúp cho bà con nhân dân tiếp cận với phương thức chăn nuôi vịt không chạy đồng mang lại hiệu quả kinh tế. Mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học đã mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi gia cầm Phú Yên, tạo tiền đề cho chăn nuôi gia cầm an toàn bệnh dịch, an toàn thực phẩm, an toàn môi trường và an sinh xã hội.


Có thể bạn quan tâm

Nghề Ngủ Đồng Nghề Ngủ Đồng

Họ rong ruổi theo bầy vịt từ chân ruộng cạn đến xứ đồng sâu. Đêm, họ lại ngủ ngoài đồng để xua đuổi bầy chó hoang và phòng ngừa kẻ gian trộm vịt. Nhưng điều lo lắng nhất với họ là dịch bệnh khiến cho vịt chết hàng loạt, mất trắng vài chục đến hàng trăm triệu đồng.

17/09/2014
Người Mang Dược Liệu Về Núi Trọc Người Mang Dược Liệu Về Núi Trọc

Cái tên núi Trọc, nằm ở xã Hành Trung (Nghĩa Hành), gắn liền với một vùng đất hoang hóa, cằn cỗi, cây cối không mọc nổi. Ấy vậy mà qua đôi bàn tay của anh Nguyễn Đức Tuệ, nơi đây đã trở thành mảnh đất “xanh” cho cây dược liệu cà gai leo sinh sôi và trở thành “sinh kế” cho hàng chục hộ dân ở Nghĩa Hành.

17/09/2014
Nhật Mua Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Giá Gấp 5 Lần Nội Địa Nhật Mua Cá Ngừ Đại Dương Việt Nam Giá Gấp 5 Lần Nội Địa

1 kg cá ngừ đại dượng đạt tiêu chuẩn bán ở thị trường Nhật Bản có thể gấp 5 lần so với giá nội địa. Tuy nhiên, thực tế ngư dân Việt Nam vẫn chưa tuân thủ các quy trình câu, xử lý, bảo quản nên chất lượng chưa đạt, hiệu quả chưa cao.

17/09/2014
Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm Làm Tốt Công Tác Tiêm Phòng Vụ Thu Cho Gia Súc, Gia Cầm

Những năm qua, công tác thú y được chú trọng phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu đã đáp ứng kịp thời nhu cầu bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn, góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi và tạo ra môi trường chăn nuôi trong sạch, sản phẩm thịt sạch góp phần bảo vệ sức khỏe con người.

17/09/2014
Chủ Động Bảo Vệ Cây Cao Su Trước Mùa Mưa Bão Chủ Động Bảo Vệ Cây Cao Su Trước Mùa Mưa Bão

Là người đã từng sở hữu gần 7 ha cao su, trong đó 6 ha đã cho thu hoạch, mỗi ngày ông Lê Quang Vinh, thôn Thuỷ Ba Tây, xã Vĩnh Thuỷ thu nhập khoảng 5 triệu đồng. Nhờ cây cao su, gia đình ông Vinh và nhiều hộ dân khác ở vùng quê này có cuộc sống khấm khá, sung túc.

17/09/2014