Phú Yên Nhân Rộng Mô Hình Chăn Nuôi Vịt Sinh Sản An Toàn Sinh Học

Ngày 20/6/2014, tại HTXNN Hoà Thắng 2, huyện Phú Hoà, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Phú Yên tổ chức hội thảo tuyên truyền nhân rộng mô hình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học cho 15 nông dân tại huyện Tuy An đến tham quan mô hình.
Trong năm 2013-2014, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Phú Yên triển khai mô hình nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học, quy mô 2.000 con vịt giống Khakicampbell cho 04 hộ nông dân tại xã Hoà Thắng thực hiện. Các hộ tham gia mô hình được Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí mua giống và 30% kinh phí thức ăn, thuốc thú y theo định mức kỹ thuật.
Bên cạnh đó, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tổ chức tập huấn kỹ thuật nên các hộ đều áp dụng theo đúng quy trình chăn nuôi vịt sinh sản an toàn sinh học, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo định kỳ, vệ sinh sát trùng chuồng trại, quanh khu vực chăn nuôi theo đúng hướng dẫn của cán bộ chỉ đạo.
Mô hình đạt các chỉ tiêu đề ra như: tỷ lệ nuôi sống đạt trên 90% tổng đàn, tỷ lệ vịt mái vào đẻ đạt trên 85%; trọng lượng bình quân khi vào đẻ 1,6 – 1,8 kg/con; năng suất trứng/mái bình quân đạt trên 220 quả/mái/năm. Tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 85%.
Mô hình chăn nuôi vịt sinh sản ATSH thật sự mang lại hiệu quả cho người chăn nuôi, đặc biệt qua mô hình đã giúp cho bà con nhân dân tiếp cận với phương thức chăn nuôi vịt không chạy đồng mang lại hiệu quả kinh tế. Mô hình chăn nuôi vịt an toàn sinh học đã mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi gia cầm Phú Yên, tạo tiền đề cho chăn nuôi gia cầm an toàn bệnh dịch, an toàn thực phẩm, an toàn môi trường và an sinh xã hội.
Có thể bạn quan tâm

Giá điện tăng cuối tháng 12.2011, xăng dầu vừa tăng giá từ chiều 7.3 càng làm cho cuộc sống và sản xuất, kinh doanh của bà con nông dân thêm khó khăn. Làm gì để tiết kiệm năng lượng?

Hiệp hội Điều Việt Nam vừa có văn bản khẩn cảnh báo doanh nghiệp chế biến xuất nhập khẩu hạt điều về giá cả và thị trường xuất khẩu Trung Quốc.

Một số chủ lồng nuôi khẳng định, cá chết một phần do nguồn nước thải chưa qua xử lý tại khu vực chợ, khu dân cư chạy theo hệ thống cống rãnh đổ xuống khu vực chân cầu Lăng Cô. Bên cạnh đó, một số hộ dân ở thôn Hói Mít, Hói Dừa sau khi lén lút thu hoạch tôm chân trắng đã xả nước thải xuống đầm Lập An, ảnh hưởng đến nguồn nước vùng nuôi cá mú

Xã biên giới Ia Mơr, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai có làng thanh niên lập nghiệp gồm 100 hộ sinh sống với diện tích đất nông nghiệp gần 550 ha

Dễ trồng, đầu tư thấp, hiệu quả kinh tế rất cao. Đó là đánh giá về hiệu quả trồng cây măng tây xanh của người dân phường Văn Hải, TP Phan Rang- Tháp Chàm (Ninh Thuận).