Phú Yên Nghiêm Cấm Phá Rừng Ven Biển, Chuyển Đổi Đất Vườn, Đất Ở Để Nuôi Tôm

Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa có chỉ thị về việc ngăn chặn tình trạng phá rừng phòng hộ ven biển để nuôi tôm.
Chỉ thị nêu rõ, nghiêm cấm tuyệt đối mọi hành vi chặt phá rừng phi lao và các loại cây trồng khác ven biển, chuyển đổi đất vườn, đất ở để san ủi, đào ao lót bạt nuôi tôm.
Chính quyền địa phương nào không kiên quyết ngăn chặn, để phát sinh diện tích ao nuôi mới thì chủ tịch UBND địa phương đó chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc quản lý đất đai, quản lý quy hoạch rừng ven biển.
Chỉ thị cũng yêu cầu, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển chỉ đạo UBND cấp xã, phường phổ biến, quán triệt chỉ thị này đến các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn biết để thực hiện; đồng thời chỉ đạo lực lượng kiểm lâm phối hợp với các phòng chuyên môn cấp huyện tăng cường kiểm tra diện tích rừng phòng hộ ven biển, có biện pháp xử lý nghiêm các hộ nuôi tôm trái phép; tuyệt đối không để tình trạng tổ chức, cá nhân tự ý đào ao nuôi tôm trái phép tiếp tục xảy ra trên địa bàn.
UBND huyện Đông Hòa chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng kiểm tra, xác định toàn bộ diện tích rừng phòng hộ bị phá để làm hồ nuôi tôm trái phép, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông của đường Hùng Vương; đồng thời xác định thời gian bắt đầu xây dựng hồ nuôi tôm lấn chiếm, lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý vi phạm theo pháp luật quy định, lưu ý quy định rõ thời gian giải tỏa để trả lại mặt bằng hành lang cho đường nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Thời gian thực hiện xong trong tháng 10/2014.
Chỉ thị cũng yêu cầu Sở NN-PTNT chỉ đạo trồng và quản lý rừng phòng hộ ven biển; phối hợp với các địa phương quản lý thực hiện đúng quy hoạch nuôi trồng thủy sản của UBND tỉnh đã phê duyệt; Sở TN-MT kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất trái phép, các trường hợp vi phạm về xây dựng hệ thống xử lý nước thải và xả thải không qua xử lý ra môi trường theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Thời gian vừa qua, tại một số địa phương ven biển: Đông Hòa, Tuy An xảy ra tình trạng một số tổ chức, cá nhân tự ý chặt phá rừng phi lao ven biển, phá vườn, xây dựng các ao nuôi tôm trái phép, phá vỡ chức năng rừng phòng hộ ven biển làm cho nước biển dễ dàng xâm thực sâu vào đất liền; hiện tượng mặn hóa nguồn nước ngọt ngầm đã xảy ra và gây ô nhiễm môi trường.
Có thể bạn quan tâm

Đại diện của Chi cục Chăn nuôi TP.HCM nêu khó khăn: Khi phát hiện chất cấm, phải giữ heo từ 5-7 ngày chờ kiểm tra. Điều này thường khiến heo bị giảm đề kháng, hay bị lở mồm, long móng.

Đại biểu Đinh Thị Phương Khanh (Long An) là người đưa ra đề xuất kiên quyết tại nghị trường, rằng không phải cứ đợi gây hậu quả chết người mới xử lý hình sự những đối tượng sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, mà cần xử lý ngay nếu bắt quả tang được hành vi này.

Đây là hành vi vô đạo đức của những người sản xuất, bởi ngay trên bao bì đựng chất này đã ghi rõ chỉ được phép sử dụng trong công nghiệp nhuộm vải, giấy, xây dựng, nghiêm cấm sử dụng tạo màu trong chế biến thực phẩm và sản xuất thức ăn chăn nuôi...

Một trong những tồn tại, bất cập đối với sản xuất lúa gạo nước ta, đó là việc mải chạy đua theo năng suất bằng việc sử dụng các giống lúa kém chất lượng.

Chọn mảnh đất cằn cỗi nằm cạnh đồi cao, ông Lê Xuân Quang, thôn Thọ Lộc 2, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn (Bình Định) đã gây dựng thành công trang trại có doanh thu 1,5 tỷ đồng mỗi năm...