Phú Yên Chuyển Giao 5 Giống Sắn Mới Cho Nông Dân Sản Xuất

Ngày 22/1, tại xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên), Sở NN-PTNT tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu cho nông dân 5 giống sắn mới, gồm: giống KM419, KM440, KM444, KM397 và KM414.
Các giống sắn này có thời gian sinh trưởng từ 7 đến 10 tháng, năng suất củ tươi từ 35 đến 55 tấn/ha, hàm lượng tinh bột 27,8 đến 30,7% (so với giống sắn KM94 hàm lượng tinh bột chỉ đạt 25 đến 28,4%). Trong đó, giống sắn KM419 (còn gọi là giống sắn siêu bột Nông Lâm) vượt trội vì có chiều cao vừa phải, thân thẳng, tán gọn, củ đồng đều, thịt củ màu trắng rất thích hợp chế biến, được trồng phát triển rộng tại tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai, Đắk Lắk, Phú Yên.
Đây là đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn giống sắn ngắn ngày và kỹ thuật thâm canh trồng rải vụ nhằm phục vụ cho phát triển cây sắn bền vững ở tỉnh Phú Yên”, do Sở NN-PTNT phối hợp với Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế thực hiện. Trong thời gian tới, Sở NN-PTNT sẽ nhân rộng đưa các giống mới trên vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Tôm nuôi nước lợ tại các vùng nuôi tôm trọng điểm thuộc các tỉnh ven biển ĐBSCL đang vào thời điểm thu hoạch cuối vụ, sản lượng không nhiều. Tuy nhiên, nghịch lý lại xảy ra: Giá tôm lại giảm mạnh khiến những nông dân nuôi tôm sắp bước vào giai đoạn thu hoạch lo lắng.

Tôm tích là loài thủy sản nước mặn đặc trưng ở vùng đất Năm Căn (Cà Mau), thế nhưng mô hình nuôi tôm tích lại rất mới mẻ đối với người dân nơi đây. Anh Thái Trọng Tín, ở ấp Trại Lưới A, xã Đất Mới là người tiên phong nuôi thử nghiệm đem lại hiệu quả cao mô hình kinh tế này.

Thời gian qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ phát triển đã làm suy giảm mạnh nguồn lợi, hiệu quả khai thác. Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững được kỳ vọng góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm tăng thêm giá trị kinh tế cho nông hộ và ngành Thủy sản là một hướng đi đúng, nhưng xét trên phương diện nuôi để xuất khẩu, trong thời gian dài, An Giang chỉ “độc nhất” có con cá tra, trong khi các loại thủy sản khác có tiềm năng rất lớn.

Từ năm 2000 đến nay, nuôi nghêu thương phẩm đã giúp người dân Phú Hải có thu nhập ổn định, đời sống ngày một khấm khá. Tuy nhiên, người nuôi nghêu ở đây vẫn còn không ít nỗi băn khoăn, lo lắng…