Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phụ thuộc Trung Quốc xuất khẩu gạo lĩnh đủ nóng lạnh

Phụ thuộc Trung Quốc xuất khẩu gạo lĩnh đủ nóng lạnh
Ngày đăng: 31/08/2015

Xuất khẩu gạo của Việt Nam lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ “nóng - lạnh” như Trung Quốc.

Từ đầu năm đến nay,xuất khẩu gạo khá khó khăn khi liên tục sụt giảm cả lượng lẫn giá trị, dự kiến khó khăn này còn kéo dài trong 1-2 năm nữa. Trong khi đó, doanh nghiệp xuất khẩu gạo lại bị “trói chân” bằng giấy phép xuất khẩu khiến cho tình hình xuất khẩu của ngành gạo càng khó khăn hơn.

Tại Hội thảo “Góp ý Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo và Dự thảo Thông tư quản lý cây ngắn ngày”, ông Trần Xuân Định, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo nhưng lợi nhuận còn thấp. Từ đầu năm đến nay, hạt gạo xuất khẩu gặp không ít khó khăn và dự kiến tình trạng này không có nhiều biến chuyển trong 1-2 năm tới. Tuy nhiên, nếu xét tầm trung và dài hạn thì cơ hội xuất khẩu còn khá rộng mở.

Về mặt thị trường, gạo của chúng ta lại phụ thuộc quá lớn vào thị trường dễ “nóng-lạnh” như Trung Quốc. Trong khi đó, ngoài đối thủ lớn là Thái Lan, xuất khẩu gạo Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh mạnh với Ấn Độ, Pakistan, Hoa Kỳ, Myanmar cũng có triển vọng trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á.

Ông Trần Mạnh Báo, Tổng giám đốc Tổng công ty Giống cây trồng Thái Bình đánh giá, xuất khẩu gạo đang rất khó khăn, nhưng tại sao phải có giấy phép xuất khẩu. Hãy mở tung cửa thị trường cho doanh nghiệp tự làm để ai xuất được thì xuất.

“Trước kia tôi còn nhớ có quy định nhập giống lúa về cũng phải có giấy phép, sau đó đã được bỏ cái quy định bắt buộc phải có giấy phép đi. Đến nay, như mọi người thấy đó, giấy phép đã bỏ 10 năm rồi mà có vấn đề gì đâu. Vậy thì giờ tại sao doanh nghiệp muốn xuất khẩu gạo lại phải có giấy phép. Tôi thấy cần phải bỏ ngay điều kiện này đi”, ông Báo nói.

Ông Trần Văn Khởi, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia, cũng cho rằng, trong cơ chế xuất khẩu gạo phải nới rộng tiêu chuẩn để đông đảo doanh nghiệp dễ dàng tham gia. “Hiện nay, quy định có phần ghê gớm quá, đưa ra nhiều điều kiện khắt khe như phải có nhà máy chế biến, năng lực kho chứa lớn... Tại Thái Lan, tiêu chí để doanh nghiệp được xuất khẩu gạo khá đơn giản. Thậm chí, với những doanh nghiệp xuất khẩu loại gạo đóng bao dưới 12kg quy định khá thoải mái, muốn xuất bao nhiêu cũng được”, ông nói.

Theo Dự thảo Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo, vùng ĐBSCL hướng tới xuất khẩu là chính, đồng thời quan tâm đúng mức đến thị trường nội địa; sử dụng giống chất lượng cao (gạo trắng, hạt dài, thơm nhẹ hoặc không thơm) chiếm khoảng 50%; giống lúa thơm chiếm khoảng 25%; giống nếp, đặc sản địa phương chiếm khoảng 15%, giống chất lượng trung bình khoảng 10% diện tích gieo trồng.

Vùng Đồng bằng sông Hồng và các vùng sản xuất lúa hàng hóa còn lại hướng tới thị trường trong nước là chính; chủ yếu sử dụng giống lúa chất lượng gạo, cơm ngon, có giá bán phù hợp với người tiêu dùng trong nước; tỷ lệ diện tích giống chất lượng cao, bao gồm cả nếp, japonica chiếm khoảng 60%, giống năng suất cao khoảng 40% diện tích gieo trồng.


Có thể bạn quan tâm

Nông Dân Chuyển 3 Ha Nhãn Sang Trồng Bưởi Da Xanh Nông Dân Chuyển 3 Ha Nhãn Sang Trồng Bưởi Da Xanh

Toàn xã Thanh Bình (Vũng Liêm - Vĩnh Long) có 75ha nhãn bị bệnh chổi rồng. 3 tháng nay, nông dân trong xã đã đốn nhãn khoảng 3ha và chuyển sang trồng bưởi da xanh.

22/04/2014
Trồng 257.000 Ha Cây Ăn Quả Đạt Chuẩn GAP Tại Nam Bộ Trồng 257.000 Ha Cây Ăn Quả Đạt Chuẩn GAP Tại Nam Bộ

Từ nay đến năm 2020, Bộ Nông nghiệp- PTNT đã quy hoạch trồng 257.000ha cây ăn quả tại Nam Bộ đạt chuẩn an toàn thực phẩm, theo đó có 50% sản phẩm đạt chuẩn GAP.

22/04/2014
Trung Quốc “Ăn” Hàng, Chuối Tăng Giá Trung Quốc “Ăn” Hàng, Chuối Tăng Giá

Hơn tháng qua, giá chuối mốc được các thương lái liên tục đẩy lên cao, nhiều người trồng chuối phấn khởi, tập trung thu hoạch, tiêu thụ. Một trong những nguyên nhân chính là do Trung Quốc đang “ăn” mặt hàng này nên các tiểu thương mua gom để cung ứng, đẩy cầu lên cao.

22/04/2014
Gập Ghềnh Đường Đến Với GAP Gập Ghềnh Đường Đến Với GAP

Cần phải khẳng định rằng: Muốn nâng cao chất lượng và giá trị nông sản thì không có con đường nào khác là phải sản xuất nông sản sạch (theo tiêu chuẩn GlobalGAP hoặc VietGAP). Tuy nhiên, rất nhiều lý do khác nhau khiến việc xây dựng mô hình GAP trở nên “sống dở chết dở”, nông dân cảm thấy chán ngán và đã trở lại sản xuất theo kiểu truyền thống.

22/04/2014
Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo Giá Cá Tra Nguyên Liệu Tăng, Người Nuôi Vẫn Lo

Gần đây, giá cá tra nguyên liệu phục hồi mạnh sau một thời gian dài xuống ở mức thấp. Tuy nhiên, giá cá tra nguyên liệu xuất khẩu tăng trở lại chưa thể giúp người nuôi cá tra được hưởng lợi do người nuôi không có cá xuất bán vào thời điểm này. Trong khi đó, việc tái đầu tư nuôi cá của nhiều hộ dân vẫn khó khăn, nhất là những hộ nuôi nhỏ lẻ.

22/04/2014