Phụ nữ Vị Xuyên tích cực phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Hội LHPN huyện Vị Xuyên hiện có trên 12.000 hội viên đang tham gia sinh hoạt tại 26 cơ sở Hội. Thời gian qua, Hội thường xuyên triển khai các hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, đưa các giống mới, năng suất cao vào sản xuất.
Các cơ sở Hội tích cực khai thác, tín chấp các nguồn vốn cho hội viên vay vốn từ Ngân hàng CSXH. Hiện tổng nguồn vốn vay do Hội quản lý là 58.806 triệu đồng, giúp trên 3.000 lượt phụ nữ được vay. Trung bình hàng năm có trên 80% hội viên của Hội sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, có hiệu quả; nâng cao thu nhập, góp phần tích cực vào công cuộc XĐGN ở địa phương.
Bên cạnh đó, Hội cũng thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các mô hình sản xuất mới, các hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; nhờ đó, đã xây dựng được nhiều mô hình hiệu quả, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ hội viên, như: Mô hình trồng khoai tây tại các xã: Bạch Ngọc, Ngọc Linh, Việt Lâm; mô hình trồng chanh leo tại Trung Thành, Bạch Ngọc; mô hình nuôi gà mái đẻ tại xã Thanh Thủy, Đạo Đức...; phối hợp, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT tới hội viên để áp dụng vào chăn nuôi, sản xuất; qua đó, đã giúp nhiều hội viên thoát nghèo, từng bước vươn lên trong cuộc sống và đã xuất hiện nhiều hội viên tiêu biểu trong phát triển kinh tế như: Mô hình VAC của chị Nguyễn Thị Hồng ở thị trấn Việt Lâm; mô hình nuôi trâu rẽ của chị Hoàng Thị Tiết ở xã Kim Linh; mô hình dịch vụ may, xay sát, bán hàng tạp hóa của chị Đặng thị Sìu ở xã Đạo Đức... mỗi năm đều cho thu nhập trên 100 triệu đồng.
Cuối tháng 3 vừa qua, Hội vừa triển khai mô hình nuôi vịt bầu tại 3 xã: Ngọc Minh, Thuận Hòa, Quảng Ngần. Đến thăm mô hình nuôi vịt bầu của gia đình chị Phàn Thị Nhày tại xã Quảng Ngần, khệ nệ bê thùng cám đầy cho đàn vịt, chị chia sẻ với chúng tôi: Thấy mô hình này phù hơp với điều kiện gia đình nên chị mạnh dạn đăng ký, được Hội hỗ trợ về nguồn vốn ban đầu và được tập huấn đầy đủ về kỹ thuật chăn nuôi; đến nay, sau hơn 1 tháng triển khai, đàn vịt hơn 100 con của gia đình chị ít bị dịch bệnh và lớn rất nhanh.
Chị tính khoảng 1 – 2 tháng nữa là đàn vịt có thể xuất bán, đem lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình. Vì vịt lớn rất nhanh, khoảng 3 tháng là xuất bán được nên mỗi năm có thể nuôi 3 – 4 lứa, cho thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm.
Chị Đặng Thị Phượng, Chủ tịch Hội LHPN huyện Vị Xuyên cho biết: Không chỉ đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình, chị em hội viên còn tích cực tham gia các phong trào thi đua như: “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, “Làm theo Bác, thực hành tiết kiệm, giúp nhau giảm nghèo bền vững”... Đặc biệt là phong trào xây dựng NTM ở địa phương, chị em đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hiến trên 15.000m2 đất làm đường bê - tông nông thôn, đóng góp trên 800 triệu đồng tiền mặt mua vật liệu... qua đó, góp phần làm cho bộ mặt NTM của địa phương ngày càng khởi sắc, được cấp ủy, chính quyền ghi nhận và đánh giá cao.
Từ những cách làm hay, thiết thực, những mô hình kinh tế hiệu quả đang được nhân rộng trên địa bàn huyện và phụ nữ huyện Vị Xuyên đang từng bước vươn lên, đóng góp không nhỏ vào công cuộc XĐGN, khẳng định vị thế của người phụ nữ trong thời đại mới - thời đại CNH, HĐH đất nước.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đức Cơ (Gia Lai), đến thời điểm này, diện tích cây hồ tiêu trồng mới trên địa bàn huyện là 150 ha, nâng tổng diện tích cây hồ tiêu trên toàn huyện lên 320 ha.

Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật và mạnh dạn chuyển đổi cây trồng từ cây cho năng suất kém, hiệu quả không cao sang trồng loại cây có giá trị kinh tế là một trong những giải pháp giúp nông dân vươn lên phát triển kinh tế gia đình. Anh Trương Văn Hùng ở ấp Sở Nhì, xã Thanh Bình (Hớn Quản, Bình Phước) là một trong những nông dân thành công với giải pháp này.

Theo Bộ NNPTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu 7 tháng từ đầu năm đã tăng 22,8% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, trong 5 tháng còn lại của năm 2013, dự báo nguồn cung hồ tiêu sẽ rất căng thẳng.

Khác với hầu hết các loài động vật khác, chim đà điểu không những có hình dáng bên ngoài “khổng lồ” mà những quả trứng của nó cũng rất to lớn. Chính điều này đã cuốn hút được nhiều du khách mỗi khi đến tham quan khu vực trại nuôi đà điểu.

Năm 2013, trong khi hàng nghìn hộ chăn nuôi trên cả nước bị thua lỗ do giá lợn, gà giảm quá thấp, thì những hộ tham gia mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học do Trung tâm Khuyến nông quốc gia triển khai vẫn có lãi nhờ tỷ lệ lợn chết và hiệu số tiêu tốn thức ăn thấp.